Ngân hàng lay lắt, khó thu hồi nợ vì bất động sản 'đóng băng'

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường bất động sản "đóng băng", nhiều ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ bằng bán tài sản đảm bảo. Những bất động sản giá trị từ vài tỷ cho đến mấy chục tỷ đồng được rao bán nhiều lần vẫn "ế ẩm".

Mới đây, VietinBank Chi nhánh 10 TP.HCM vừa thông báo lần thứ 13 bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Phương Nam Nhi. Tài sản gồm quyền sử dụng đất tại thửa đất tại thôn Ái Mộ, xã Bồ Đề (Gia Lâm, TP Hà Nội).

Lần đấu giá này, VietinBank đưa ra giá khởi điểm là 20,3 tỷ đồng, chỉ bằng 22% giá trị khoản nợ (đến ngày 14/5/2023 là 93,5 tỷ đồng). Thậm chí giá khởi điểm còn thấp hơn cả dư nợ gốc (24,7 tỷ đồng).

Thị trường bất động sản khó khăn, ngân hàng "ế ẩm" bán tài sản đảm bảo.

Thị trường bất động sản khó khăn, ngân hàng "ế ẩm" bán tài sản đảm bảo.

Còn VietinBank Chi nhánh Bắc Sài Gòn cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ lần 6 của Công ty CP Tấn Lộc với giá khởi điểm hơn 7,2 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và khu đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM.

Ngày 15/7, BIDV Phú Tài thông báo đấu giá tài sản lần thứ 8 của DNTN Phước Toàn. Tài sản đảm bảo khu đất tại TP. Quy Nhơn, Bình Định với giá khởi điểm hơn 29,8 tỷ đồng.

Ngày 5/5, BIDV Thành Đô thông báo tổ chức đấu giá lần 7 đất và nhà tại quận Hoàng Mai, Hà Nội diện tích 76,2m2với giá giá khởi điểm hơn 3,6 tỷ đồng, giảm hơn 200 triệu đồng so với giá khởi điểm thông báo cuối tháng 4.

BIDV Bình Tân cũng thông báo tổ chức đấu giá lần 3 Quyền sở hữu căn hộ kinh doanh – dịch vụ (Căn số 0.10 - tầng trệt - khu D - Chung cư Tam Phú, đường Cây Keo, phường Tam Phú, TP. Thủ Đức với giá khởi điểm hơn 3,1 tỷ đồng; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 2 đường số 6, khu nhà ở Hiệp Bình Phước, Khu phố 2, Phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM hơn 17,4 tỷ đồng.

Đại diện VietinBank cho hay, nếu như năm 2022, rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng là thanh khoản, lãi suất… thì năm 2023, rủi ro lớn nhất của các ngân hàng là rủi ro tín dụng, rủi ro nợ xấu, buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tính tới cuối tháng 2 năm nay, nợ xấu toàn hệ thống đã ngấp nghé mức 3%, cao gấp đôi cuối năm 2021. Nợ xấu gộp toàn hệ thống đã lên tới mức 5%.

Tại báo cáo cập nhật ngành ngân hàng quý I vừa qua của Công ty Chứng khoán VNDirect, cơ quan này dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỉ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành cuối quý I đã tăng lên 2,9% so với mức 2% của đầu năm.

Theo VNDirect, khó khăn từ thị trường bất động sản vẫn là một thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối 2022.

Còn theo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nợ xấu có xu hướng gia tăng do sự "đóng băng" của thị trường bất động sản và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và người vay tiền có xu hướng yếu đi trong môi trường lãi suất cao, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng.

Nhóm phân tích cho rằng các ngân hàng có thể ghi nhận các khoản nợ xấu tăng nhanh trong năm nay, áp lực trích lập dự phòng cao dần về nửa cuối năm.

"Nhóm các ngân hàng có rủi ro ở thời điểm hiện tại các đơn vị có tỉ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cao cũng như có tỉ lệ bao phủ nợ xấu thấp", báo cáo của VCBS nêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành từ đầu năm

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã có lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành kể từ đầu năm 2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN