Khi bữa tiệc tất niên với sếp thành nỗi ám ảnh của nhân viên

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bonenkai – hay còn được gọi là bữa tiệc cuối năm - là mùa tiệc tùng bắt đầu vào tháng 12 hàng năm và là nỗi ám ảnh với rất nhiều người Nhật Bản tại nơi làm việc.

Không phải tất cả mọi người ở Nhật Bản đều yêu thích truyền thống lâu đời là các bữa tiệc tất niên say xỉn với các nhóm đồng nghiệp. Văn hóa ăn uống, nhậu nhẹt với đồng nghiệp đã không còn thu hút được nhân viên Nhật Bản bất chấp việc họ vừa trở lại sau 18 tháng giãn cách vì đại dịch Covid-19.

Khi bữa tiệc tất niên với sếp thành nỗi ám ảnh của nhân viên - 1

Tháng 12 thường đánh dấu sự bắt đầu của mùa tiệc tùng “Lãng quên cả năm” (Forget the year), khi những người đàn ông và phụ nữ dành hàng giờ đồng hồ ở nơi làm việc để cùng nhau uống rượu và trò chuyện.

Theo các cuộc khảo sát gần đây, nhiều người sẽ tham gia các bữa tiệc văn phòng trong năm nay với sự lo lắng và không mong muốn, mặc dù các trường hợp mắc Covid-19 ở Nhật Bản giảm đáng kể đồng nghĩa với việc các quán bar và nhà hàng trở lại mở cửa hoàn toàn.

Khi bữa tiệc tất niên với sếp thành nỗi ám ảnh của nhân viên - 2

Truyền thống Bonenkai được cho là bắt nguồn từ các thành viên Hoàng tộc trong thời kỳ Muromachi (1336-1573) và ngày càng nhiều lao động Nhật Bản cảm thấy chán ghét. Nguyên nhân chính là mọi người phải tuân thủ quá nhiều quy tắc xã giao với sếp thay vì một buổi tiệc hết mình đúng nghĩa. Thậm chí nhiều người còn coi đây là "cực hình" khi bị bắt phải nhậu với sếp vào dịp cuối năm với vô số lễ nghi, ép uống...

Kết quả này cũng được nhận thấy trong một cuộc khảo sát gần đây của Nippon Life Insurance, cho thấy hơn 60% người được hỏi tin rằng những cuộc nhậu sau giờ làm là không cần thiết. Nguyên nhân chính là do có những phép tắc phân cấp tại Nhật Bản trong các tiệc rượu như thế này thay vì vui vẻ thoải mái theo đúng nghĩa "lãng quên năm cũ".

Một số người khác thì cho rằng Bonenkai chẳng khác gì bắt nhân viên làm thêm giờ không trả công vì họ phải phục vụ sếp. Trong khi đó khoảng 1/5 người được hỏi thì chỉ đơn giản là không thích rượu bia.

Tuy nhiên, truyền thống này không chỉ giới hạn trong thế giới doanh nghiệp, mà còn phổ biến tại các trường học, văn phòng công cộng khi chính quyền địa phương xem các giao dịch ăn uống thỏa thích vào một trong những thời điểm bận rộn nhất trong năm là yếu tố quan trọng với nền kinh tế ban đêm khổng lồ của Nhật Bản.

Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản rất cần thúc đẩy tiêu dùng thì Bonenkai có tác dụng khá lớn. Bởi vậy một số chính quyền địa phương đã viết thư kêu gọi nhân viên tham dự Bonenkai của công ty, thậm chí chấp nhận thanh toán một phần hóa đơn buổi tiệc nếu đạt đủ số người tham gia.

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ qua dịch bệnh, chuỗi cà phê nổi tiếng Nhật Bản chuẩn bị có mặt tại Việt Nam

Chuỗi cà phê nổi tiếng đến từ cố đô Kyoto của Nhật Bản, mới đây đã đăng thông báo bắt đầu kế hoạch mở cửa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo The Guardian) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN