Hai người dùng 50 tài khoản để thao túng cổ phiếu bị phạt 1,2 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương bị phạt mỗi người 600 triệu đồng vì thao túng cổ phiếu FTM.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát đi thông báo về việc xử phạt đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân.

Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của UBCKNN, kết quả xác minh của cơ quan công an, UBCKNN ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Mạnh Thường (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và bà Phạm Thị Phương (Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh).

Theo đó, ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương được xác định là đã sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân.

Tuy nhiên, theo cơ quan công an thì hành vi thao túng cổ phiếu FTM của 2 cá nhân trên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bởi không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm này.

Trước đó, cũng liên quan đến cổ phiếu FTM, ông Nguyễn Chí Cường bị phạt 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn về việc giảm sở hữu tại Đức Quân.

Hai người dùng 50 tài khoản để thao túng cổ phiếu bị phạt 1,2 tỷ đồng - 1

CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân có ngành nghề sản xuất và kinh doanh chính là các loại sợi cotton, bao gồm sợi chải thô CD, sợi chải kỹ CM và sợi OE, với nguồn bông cotton nguyên liệu từ các nước sản xuất bông chính như Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Tây Phi, Úc...

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân được thành lập vào năm 2002, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi bông. Cổ phiếu FTM lên sàn HoSE vào ngày 6/2/2017, với giá tham chiếu là 18.000 đồng/cổ phiếu. Hiện thị giá của FTM đã rơi xuống mức dưới mệnh giá, cụ thể giá đóng cửa phiên 1/9 ở mức 2.910 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 145 tỷ đồng.

Trở lại vụ việc của 2 năm trước vào đầu tháng 7/2019, mã cổ phiếu này từng chứng kiến chuỗi giảm sàn 23 phiên liên tiếp, mất gần 81% giá trị, rơi từ 24.000 đồng/cổ phiếu về còn 4.500 đồng/cổ phiếu. 

Doanh nghiệp ngành sợi này rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện từ kinh doanh thua lỗ và tài chính yếu kém, đến nghi vấn cổ phiếu bị một nhóm cổ đông thao túng làm giá. Thời điểm đó 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì cho vay margin cổ phiếu FTM. Không chỉ các công ty chứng khoán, không ít nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng vì nắm giữ cổ phiếu FTM.

Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, FTM báo lỗ 94 tỷ đồng, đánh dấu 10 quý liên tiếp không thu về lợi nhuận. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của công ty chủ yếu do doanh thu không đủ bù đắp chi phí lãi vay và chi phí vận hành, cộng thêm hơn 44 tỷ đồng chi phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao lương vượt định mức. Theo đó, công ty tăng lỗ lũy kế từ hơn 196 tỷ đồng lên hơn 290 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Người nhà nhiều lãnh đạo ngân hàng bị phạt nặng vì giao dịch cổ phiếu

Em rể Tổng giám đốc ngân hàng VIB, em dâu Phó Tổng giám đốc ngân hàng SHB,... đều bị xử phạt vì mua/bán cổ phiếu ngân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Ly ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN