Điểm danh ngân hàng lỗ, lãi từ kinh doanh ngoại hối

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính hết quý III, ngành ngân hàng vẫn là quán quân lợi nhuận trên bảng xếp hạng của nhóm doanh nghiệp niêm yết. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, nhiều ngân hàng báo lãi lớn, tuy nhiên vẫn có nhà băng ghi nhận sụt giảm lợi nhuận, thậm chí báo lỗ vì mảng này.

Ngành ngân hàng vẫn là quán quân lợi nhuận, tuy nhiên tăng trưởng gần như không có so với quý trước (dữ liệu: Sstock)

Ngành ngân hàng vẫn là quán quân lợi nhuận, tuy nhiên tăng trưởng gần như không có so với quý trước (dữ liệu: Sstock)

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại hối, 9 tháng năm nay đạt 4.581 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mảng tăng trưởng tốt nhất trong các hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank và gấp 2,4 lần tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động. Riêng trong quý III, Vietcombank lãi 1.587 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối.

Tại VietinBank, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng hơn 80% đạt kỷ lục 2.440 tỷ đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ tăng trưởng 20,6%.

9 tháng năm 2022, một nhà băng khác trong nhóm Big4 là BID cũng báo lãi tới 2.011 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của nhóm ba ngân hàng Big4 trong 9 tháng đầu năm đã đạt trên 9.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng lãi thuần của 27 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên thị trường UPCoM.

Với nhóm ngân hàng tư nhân, giữ ngôi đầu về lợi nhuận như Techcombank, MBBank, VPBank , ACB... lại ghi nhận lãi, lỗ trái chiều từ kinh doanh ngoại hối.

Cụ thể, lãi thuần từ mảng này của đạt 1.340 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng kinh doanh ngoại tệ giao ngay và vàng đem lại thu nhập cao nhất (1.933 tỷ đồng), đồng thời chi phí hoạt động thấp nhất (597 tỷ đồng). Ngược lại, giá trị thu về từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chỉ đem về 1.017 tỷ đồng, nhưng lại ngốn tới 1.013 tỷ đồng chi phí hoạt động.

Lãi thuần của ACB từ kinh doanh ngoại hối có phần khiêm tốn hơn, đạt 544 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Tại Techcombank, lãi từ kinh doanh ngoại hối là 28,9 tỷ đồng, giảm gần 90% so với cùng kỳ năm trước (259,2 tỷ đồng).

Trong khi đó, VPB còn lỗ 185 tỷ đồng vì kinh doanh ngoại hối. Chi phí hoạt động cho mảng này đã ngốn hết thu nhập mà VPB có được. Trong đó, phần chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cao (1.120 tỷ đồng), cao gần gấp 3 lần số thu nhập đem về là 375 tỷ đồng. Về mảng kinh doanh vàng, chi phí (25 tỷ đồng) cao gấp gần 10 lần thu nhập (2,6 tỷ đồng)..

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong quý III, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng… Trước bối cảnh hiện tại, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD đã tăng tới 7% so với cuối năm 2021.

So với cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng hiện đã tăng khoảng 2.000 đồng/USD, tương đương VND giảm khoảng 8,6% so với USD. Tỷ giá càng tăng, ngân hàng càng lãi lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp của bầu Đức báo lãi vượt 1.000 tỷ đồng

Sau 10 tháng đầu năm, doanh nghiệp của bầu Đức đã ghi nhận lãi sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN