Đề xuất hỗ trợ hằng tháng cho hơn 800.000 người cao tuổi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất giảm điều kiện về tuổi để được nhận trợ cấp xã hội với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Với người cao tuổi thuộc diện này, người cao tuổi sẽ nhận được trợ cấp hằng tháng của nhà nước từ đủ 75 tuổi trở lên, thay vì phải chờ tới 80 tuổi như hiện hành. Nếu được thông qua, sẽ có hơn 800.000 người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến.

Trong Dự thảo Luật BHXH mới nhất, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu và điều chỉnh một số nội dung theo góp ý của các bộ ngành, địa phương và nhân dân. Theo đó, quy định về trợ cấp người cao tuổi được chuyển từ Luật Người cao tuổi sang Luật BHXH với tên gọi “Trợ cấp hưu trí xã hội”.

Điều kiện nhận trợ cấp hưu trí xã hội là người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên, thay vì mốc 80 tuổi như dự thảo trước đó và quy định hiện hành (của Luật Người cao tuổi); không có lương hưu và các trợ cấp hằng tháng khác.

Khi đạt các điều kiện trên, người cao tuổi sẽ được ngân sách nhà nước trợ cấp hằng tháng, với mức 500.000 đồng/người/tháng (thay vì mức 360.000 đồng/người/tháng hiện hành); người nhận trợ cấp cũng được tham gia bảo hiểm y tế miễn phí (do ngân sách đóng).

Người từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp hằng tháng có thể được nhận trợ cấp xã hội từ năm 2025. (Ảnh minh hoạ: Như Ý).

Người từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp hằng tháng có thể được nhận trợ cấp xã hội từ năm 2025. (Ảnh minh hoạ: Như Ý).

Về sửa đổi trên, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, Nghị quyết 28-NQ/TW của Trung ương đã đề ra nhiệm vụ, điều chỉnh giảm dần tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách.

Tới cuối năm 2022, cả nước có khoảng 14,4 triệu người hết tuổi lao động (từ 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam). Trong đó, tổng số người có lương hưu, trợ cấp hằng tháng chỉ 5,1 triệu người (chiếm 35% tổng số người cao tuổi). Hiện có hơn 1,8 triệu người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu đang nhận trợ cấp người cao tuổi. Như vậy, có tới 65% người hết tuổi lao động không có bất kể khoản tiền lương hưu hay trợ cấp gì hằng tháng.

Từ thực tế trên và mục tiêu bao phủ an sinh xã hội cho người cao tuổi, Bộ LĐ-TB&XH tiếp thu góp ý của các bộ ngành, địa phương thống nhất đề xuất Quốc hội giảm tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi. Đồng thời, giao Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định tiếp tục giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Khi giảm tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội xuống còn 75 tuổi, cơ quan xây dựng luật dự kiến, sẽ có thêm khoảng hơn 800.000 người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Nếu đề xuất trên được Quốc hội thông qua, chính sách mới có thể thực hiện từ đầu năm 2025.

Nguồn: [Link nguồn]

Gói hỗ trợ lãi suất: ‘Khốn khổ’ tìm cách tiêu hơn 37.400 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc điều chuyển nguồn lực từ gói hỗ trợ 2% lãi suất sang chính sách khác thuộc chương trình phục hồi khó khả thi. Chương trình chỉ còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN