Đại gia Bình Dương gặp thời nhờ nắm quỹ đất cao su "khủng"

Bất chấp việc thị trường cao su thiên nhiên ảm đạm, Cao su Phước Hòa (PHR) vẫn đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh trong năm 2019.

Trong ba tháng kinh doanh Qúy II/2019, doanh thu thuần của PHR đạt hơn 215 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lãi sau thuế của công ty lại giảm 47% xuống mức gần 60 tỷ đồng. Một phần nguyên nhân là do nguồn thu từ thanh lý gỗ cao su trong kỳ của công ty đi xuống.

Ngoài ra, theo lý giải từ PHR, lợi nhuận Qúy II của công ty giảm là do giá bán bình quân 1 tấn sản phẩm mủ cao su giảm 0,2 triệu đồng/tấn, tương đương 0.58% so với cùng kỳ năm 2018. Vì vậy, dù sản lượng tiêu thụ cao su trong Quý II cao hơn cùng kỳ năm trước hơn 1.084 tấn nhưng lợi nhuận chỉ tăng 0,53 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2019, PHR cho biết công ty đã khai thác được 3.499 tấn mủ quy khô, tương đương gần 30% kế hoạch năm và giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2018 (do diện tích vườn cây khai thác giảm); lượng mủ quy khô thu mua bên ngoài được 4.835 tấn, đạt 36,7% kế hoạch năm và tăng 16,5% so với cùng kỳ. Tổng cộng, PHR đã chế biến được 9.796 tấn mủ thành phẩm các loại.

Cao su Phước Hòa đặt kế hoạch lớn trong năm 2019.

Cao su Phước Hòa đặt kế hoạch lớn trong năm 2019.

Lũy kế nửa đầu năm 2019, doanh thu thuần của PHR đạt hơn 429 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt hơn 112 tỷ đồng, suy giảm 33% so với cùng kỳ 2018.

Đặc biệt là, trong năm 2019, PHR đã lên kế hoạch kinh doanh "khủng" với doanh thu công ty mẹ đạt hơn 2.192 tỷ đồng; lãi trước thuế lên tới 1.246 tỷ đồng, gấp đôi so với kết quả thực hiện năm 2018.

Trong báo cáo phân tích về PHR, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng mảng cao su thiên nhiên của PHR sẽ đi ngang do giá cao su chưa có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên mảng cho thuê bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay do các hợp đồng cho thuê khu đất công nghiệp mới chỉ bắt đầu ký kết từ Quý 3 năm 2018.

Ngoài ra, trong năm 2019, các nguồn thu khác từ thanh lý gỗ cao su, thoái vốn tại Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên và bàn giao đất khu công nghiệp VSIP cho đối tác là cơ sở mà PHR tự tin đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 1.200 tỷ đồng.

Hiện tại, PHR đang là cổ đông lớn của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên với tỷ lệ sở hữu 32,85%. Trong năm 2019, PHR có thể nhận được 200% cổ tức từ NTC và đang có kế hoạch thoái toàn bộ số vốn này để thu về khoảng 570 tỷ đồng.

Theo PHS, PHR hiện đã lên kế hoạch thay đổi cơ cấu doanh nghiệp từ kinh doanh cao su thiên nhiên sang cho thuê bất động sản khu công nghiệp và bất động sản khu dân cư. Việc chuyển hướng này là do thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam đang phát triển mạnh nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Cổ phiếu PHR liên tục tăng trong thời gian gần đây.

Cổ phiếu PHR liên tục tăng trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, PHR cũng đang có quỹ đất lớn với chi phí thấp. Hiện, PHR đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp thông qua công ty con là CTCP Khu công nghiệp Tân Bình với tỷ lệ sở hữu 80% vốn điều lệ.

Theo số liệu từ PHS, PHR đang có quỹ đất sắp triển khai lên tới hơn 1000ha và diện tích trồng cây cao su có thể giải tỏa để chuyển đổi thành đất khu công nghiệp lên đến 13.500ha. Qua đó, doanh nghiệp này còn có thêm nguồn thu đều đặn hàng trăm tỷ đồng từ việc thanh lý gỗ cao su.

Trên sàn chứng khoán, bất chấp kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm không mấy ấn tượng, cổ phiếu PHR của Cao su Phước Hòa vẫn tăng gấp đôi kể từ đầu năm lên mức 68.800 đồng/cổ phiếu tài thời điểm kết phiên 25/7. Đây cũng đang là mức đỉnh của PHR kể từ khi niêm yết và chưa thấy dấu hiệu điều chỉnh.

Lộ mặt đại gia dầu khí sở hữu lượng tiền mặt siêu ”khủng”

Trong đó đáng chú  ý, số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi của công ty lên tới 31.394 tỷ đồng, chiếm 48% tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN