Cây xăng tự ý đóng cửa, không bán cho khách sẽ bị rút giấy phép kinh doanh

Sự kiện: Kinh Doanh

"Tất cả các cây xăng phải đủ lượng cung ứng cho thị trường. Lực lượng quản lý thị trường sẽ đi kiểm tra, nếu cây xăng nào không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị xử phạt hành chính và rút giấy phép kinh doanh", Bộ Công Thương vừa thông báo.

Tại cuộc họp ban chỉ đạo giá diễn ra mới đây, báo cáo về việc sản xuất và cung ứng xăng dầu trong thời gian qua, có hiện tượng khan hiếm xăng RON95 hay không, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Thị trường hiện vẫn được cung ứng đầy đủ.

Thứ trưởng cho biết, để việc cung ứng xăng RON 95 không bị gián đoạn, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex nhập khẩu thêm xăng dầu với mức thuế lên tới 20%, cao hơn bình thường 10% để kịp thời cung ứng đủ cho thị trường.

“Chúng tôi đã yêu cầu một số doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tăng lượng nhập khẩu xăng dầu, cụ thể là Petrolimex đã đáp ứng được 48% thị phần trên cả nước. Một số cây xăng chưa kịp chở xăng đến thì sẽ hết. Giá thành hiện nay không khuyến khích nhập khẩu nhưng Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các cây xăng phải đủ lượng cung ứng cho thị trường", Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Đáng lưu ý, theo lãnh đạo Bộ Công Thương: "Lực lượng quản lý thị trường sẽ đi kiểm tra, nếu cây xăng nào không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị xử phạt hành chính và rút giấy phép kinh doanh”.

Cây xăng tự ý đóng cửa, không bán cho khách sẽ bị rút giấy phép kinh doanh - 1

Từ nay cây xăng nào còn không bán xăng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo điều hành giá đồng tình với ý kiến trên và cho biết: "Bây giờ cần thanh tra, kiểm tra các đầu mối kinh doanh xăng dầu, nếu doanh nghiệp nào không chấp hành đúng quy định sẽ có biện pháp xử lý phù hợp".

Trước đó, như đã đưa tin, thời gian qua xảy ra tình trạng, nhiều cây xăng trên địa bàn Hà Nội tạm dừng bán xăng RON 95 do hết hàng. Thậm chí, tại nhiều cây xăng, nhân viên cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ vài ngày trước đó.

Trao đổi với báo chí tại thời điểm đó, lãnh đạo một số doanh nghiệp cung ứng xăng dầu thừa nhận họ phải găm hàng cũng vì vạn bất đắc dĩ. Giá xăng dầu thế giới tăng cao trong thời gian dài, nguồn cung trong nước không đủ, giá trong nước lại không được tăng do điều hành nên nhiều doanh nghiệp lo càng nhập càng lỗ. Từ đó mới dẫn tới hiện tượng “hết hàng”.

Lý giải về việc này, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (bộ Công Thương) cho biết: “Tình hình thiếu hàng cục bộ ở một số nơi là do sự cố ngừng cấp điện ở nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, dẫn tới việc giao hàng chậm tiến độ. Việc này diễn ra trong khoảng một tuần”.

Bộ Công Thương sau đó đã họp, chỉ đạo và yêu cầu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sớm khắc phục sự cố.

Doanh nghiệp vận tải lo ”mất khách” trước áp lực giá xăng dầu

Bất chấp giá xăng dầu và giá điện tăng mạnh trong ít ngày qua, các doanh nghiệp vận tải vẫn không dám tăng giá cước vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Lan ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN