5 bí mật không ai dạy bạn khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh

Sự kiện: Khởi nghiệp

Hầu hết doanh nhân khi tiến hành kinh doanh đều mong muốn đạt được giá trị trên 12 con số, nhưng 12 con số không có nghĩa là công việc kinh doanh sẽ mãi suôn sẻ.

5 bí mật không ai dạy bạn khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh - 1

Dưới đây là năm điều không ai nói với bạn khi bạn bắt đầu khởi nghiệp và nuôi ước mơ đạt được giá trị 12 con số:

1. Bạn có thể kiếm được hàng triệu đô la và vẫn bị phá sản

Thật không may, có một thứ nhỏ nhặt được gọi là dòng tiền lưu động mà hầu hết các doanh nhân mới gây dựng sự nghiệp không nghĩ đến cho đến khi vấn đề đã trở nên quá muộn. Dòng tiền thể hiện cho số tiền chảy vào và ra khỏi doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chỉ tính tới số tiền có thể thu về mà không quan tâm tời các khoản tiền phải chi ra như thuế, tiền thuê văn phòng hay tiền lương của nhân viên. Do đó, có tới 82% các doanh nghiệp nhỏ thất bại vì không thể quản lý dòng tiền.

Để không bị phá sản khi doanh nghiệp đạt giá trị 12 con số, hãy sử dụng những báo cáo dòng tiền và ghi chép chi tiết doanh thu và số tiền phải chi ra của doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của bạn dự đoán chính xác các vấn đề và lập kế hoạch phù hợp.

2. Trách nhiệm công việc ngày càng nhiều

Với những người mới bắt đầu kinh doanh, thời gian nghỉ một ngày của họ gần như bằng không. Họ có hàng ngàn thứ phải hoàn thành mỗi ngày và hầu như phải làm tất cả mọi công việc một mình. Họ chờ đợi một ngày họ kiếm được số tiền lớn để có thể ngừng làm việc và có những ngày thoải mái nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, sự thật là kiếm được nhiều tiền hơn thường có nghĩa là có nhiều trách nhiệm hơn. Đây là phẩm chất quan trọng khi bạn đóng vai trò là một nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Khi bạn xây dựng công ty của riêng mình, hãy tập trung vào làm việc thông minh hơn chứ không phải làm việc chăm chỉ hơn. Để làm điều này, lùi lại phía sau một chút và ủy thác công việc cho nhân viên bạn thấy phù hợp. Sau đó, bạn có thể tập trung vào trách nhiệm lớn hơn là điều hành doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát triển trong khi nhóm của bạn xử lý các chi tiết hậu trường.

3. Thông minh trong vấn đề tuyển chọn nhân sự

Thật dễ dàng để thuê bạn bè và gia đình khi bạn bắt đầu khởi nghiệp bởi những người đó không đòi hỏi một khoản lương quá cao. Nhưng khi công việc kinh doanh của bạn bắt đầu kiếm ra tiền, anh họ của bạn, người đã bỏ học cấp ba, không thể là người tốt nhất để xử lý các vấn đề tài chính.

Cho dù bạn thuê một chuyên gia tư vấn nhân sự hay tự đưa ra yêu cầu khi thuê nhân sự, bạn chắc chắn sẽ muốn tìm kiếm những phẩm chất nhất định, như ý thức trách nhiệm cao. Ngoài ra còn có một chiến lược nổi tiếng mà các doanh nhân thành công sử dụng: Dùng thử trước khi mua. Hãy cho những người bận muốn thuê một thời gian sử việc trước khi ký hợp đồng. Điều này sẽ loại bỏ mọi rủi ro khi họ không thể xử lý khối lượng công việc mà bạn giao hoặc sẽ gặp vấn đề liên quan đến đội ngũ nhân viên hiện tại của bạn.

4. Hội chứng kẻ mạo danh

Hội chứng kẻ mạo danh là hội chứng mà ngay cả các nhà lãnh đạo cấp cao và những người nổi tiếng cũng trải qua. Hội chứng kẻ mạo danh là một cảm giác tự nghi ngờ, bất an hay cảm thấy mình đang bị lừa đảo. Hội chứng này là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo - vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ.

Nhà giáo dục và diễn giả TED Ed Elizabeth Cox cho biết, rằng để chống lại Hội chứng kẻ mạo danh, chúng ta nên sẵn sàng đối mặt với nó. “Đối với tôi, tôi biết rằng khi những nghi ngờ đó xuất hiện, tôi cố gắng sử dụng chúng như một chất xúc tác để phát triển. Nó thúc đẩy tôi tiếp tục tiến lên và thể hiện mình là một nhà lãnh đạo, và đây là cú hích giúp tôi phát triển”.

5. Tập trung vào việc nuôi dưỡng các mối quan hệ

Khi bạn mới bắt đầu công việc của một doanh nhân, thời gian và năng lượng của bạn tập trung vào việc tiêu thụ thông tin. Bạn nói chuyện với mọi người, đi đến các sự kiện kết nối xã hội, tiếp cận với những người cố vấn và ngấu nghiến những cuốn sách kinh doanh để giúp bạn trên con đường của mình. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn phải lùi lại một bước và tập trung vào phát triển các mối quan hệ và kết nối tốt hơn trong doanh nghiệp của bạn.

Các CEO thành công dành ít thời gian ra ngoài và nhiều thời gian hơn để nuôi dưỡng các mối quan hệ kinh doanh của họ, từ gặp gỡ với các thành viên trong nhóm đến kết nối với khách hàng. Đây cũng là lý do tại sao nuôi dưỡng mối quan hệ với mọi người rất quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ tuyệt vời hỗ trợ bạn.

7 việc mà bất kỳ ai muốn khởi nghiệp đều phải làm

Nếu bạn loay hoay mãi vẫn không kiếm được con số mong muốn nhờ việc kinh doanh buôn bán, không phải tại bạn không hợp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Entrepreneur) ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN