Khởi nghiệp với phế liệu rồi thành đại gia sở hữu doanh nghiệp tỷ đô

Nhờ kinh doanh xe phế liệu, công ty Copart của tỷ phú Copart Willis Johnson vừa được định giá có giá trị vốn hoá là 20 tỷ USD.

Chiếc siêu xe Ferrari 812 Superfast 2019 là một con mãnh thú trong các loại xe hiện nay. Với 789 mã lực và tốc độ tối đa 211 dặm một giờ, nó được bán lẻ với giá khoảng 363.000 USD (gần 8,4 tỷ VND). Nhưng bạn hoàn toàn có thể mua nó với một mức giá vô cùng thấp, nếu bạn đủ nhanh và không để tâm đến một vài vết xước trên xe. Công ty Copart Inc. đang rao bán trực tuyến một chiếc màu xanh như vậy với giá thầu hiện tại là 91.500 USD (hơn 2 tỷ VND).

Chiếc siêu xe Ferrari 812 Superfast 2019 được rao bán trực tuyến bởi Copart (Nguồn: Bloomberg)

Chiếc siêu xe Ferrari 812 Superfast 2019 được rao bán trực tuyến bởi Copart (Nguồn: Bloomberg)

Theo Bloomberg Billionaires Index, việc kinh doanh buôn bán những chiếc ô tô hỏng chưa bao giờ tuyệt vời hơn đối với người sáng lập Copart - tỷ phú Willis Johnson. Johnson, một người bản địa giàu có ở Oklahoma, Mỹ, đã nhanh chóng thành tỷ phú sau khi biến những chiếc xe bỏ đi thành một món hời lớn với khối tài sản trị giá 1,9 tỷ USD.

Người đàn ông 72 tuổi này đã có một mạng lưới các "bãi rác" trên khắp Hoa Kỳ, Brazil, Hoa Kỳ và Mideast. Chỉ tuần trước, ông đã mở một bãi phế liệu rộng 22 mẫu tại Berlin. Con rể của ông, Jay Adair, là giám đốc điều hành và sở hữu số cổ phần trị giá hơn 800 triệu đô la.

Tỷ phú Willis Johnson bên bộ sưu tập xe đắt tiền của mình (Nguồn: Bloomberg)

Tỷ phú Willis Johnson bên bộ sưu tập xe đắt tiền của mình (Nguồn: Bloomberg)

Cổ phiếu Copart đã tăng 0,5% lên 86,41 đô la, tăng 81% trong năm nay, mang lại cho công ty có trụ sở tại Dallas vốn hóa thị trường là 20 tỷ đô la. Những bước phát triển công nghệ hiện đại đã khiến cho việc sửa chữa ô tô trở nên đắt đỏ hơn, chính vì vậy nhiều khả năng những chiếc xe với chi phí sửa chữa quá lớn sẽ bị các công ty bảo hiểm loại bỏ thành rác thải. Ngoài ra, những chiếc xe tai nạn cũng mang đến nguồn cung xe dồi dào cho Công ty Copart.

Một trong những thế mạnh của Copart là mối quan hệ với các công ty bảo hiểm. Công ty có thể giành được nhiều sản phẩm hơn từ các công ty bảo hiểm nhờ khả năng xử lý khối lượng lớn ô tô bị hư hại sau thảm họa thiên nhiên như cơn bão Harvey, theo báo cáo của Guggenheim vào tháng 10.

Tỷ phú Johnson từng chia sẻ rằng, Disneyland là nguồn cảm hứng cho mô hình kinh doanh của ông. Chuyến thăm đầu tiên của ông đến công viên này đã cho ông ý tưởng đặt một doanh nghiệp trong lòng một doanh nghiệp để tối đa hóa thu nhập. Trong các bãi đổ nát tự phục vụ ban đầu của mình, ông Johnson đã tính phí các bộ phận đã được tân trang lại và kiếm tiền sắt vụn từ những bộ phận còn sót lại sau khi xe bị tháo dỡ.

Ông Johnson đã mô tả việc tái chế xe hơi của Copart rất thân thiện với môi trường trong cuốn tự truyện của mình. Tuy nhiên một số người khác không chắc chắn như vậy. “Mặc dù việc bán các bộ phận đã qua sử dụng có thể tốt cho môi trường, nhưng việc bán các phương tiện còn nguyên vẹn cho các thị trường đang phát triển như Mexico hoặc Guatemala thì không”, Julia Attwood, người đứng đầu nghiên cứu vật liệu tiên tiến tại BloombergNEF cho biết.

Theo phân tích của trang web nghiên cứu Edmunds, thị trường ô tô đã qua sử dụng hoàn toàn có thể đạt doanh số kỷ lục 41 triệu xe trong năm nay, do giá xe mới tăng vượt quá tầm tay của nhiều người tiêu dùng. Với sự tăng vọt của cổ phiếu gần đây, Copart được định giá cao hơn gấp 20 lần thu nhập tài chính dự kiến ​trong năm 2020 trước lãi vay, thuế và khấu trừ dần.

Nguồn: [Link nguồn]

Cứ sáng tạo ắt ra tiền: Đóng hộp… tro núi lửa mà cũng bán chạy như tôm tươi

Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là mục đích sử dụng của những hộp tro núi lửa này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN