Hoa tươi tăng giá trở lại, nông dân phấn khởi tiêu thụ 3.000 bông/ngày

Sự kiện: Kinh Doanh

“Tây Tựu hồi sinh rồi” là những gì người dân ở làng hoa này vui vẻ nói đùa với nhau khi hoa tươi bắt đầu tăng giá. Không còn cảnh "bó gối" nhìn hoa héo hắt trong phòng lạnh, cả làng Tây Tựu bây giờ lại tất bật ra đồng, tất bật chất những bó hoa “khổng lồ” lên xe và chở đi với niềm vui khấp khởi

Trước đây khoảng 1 tháng, nông dân làng Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) nói riêng cũng như nhiều nông dân trồng hoa khác tại Hà Nội nói chung rơi vào cảnh “hoa cười người khóc” bởi ảnh hưởng nặng nề của covid-19. Khi hoạt động kinh doanh buôn bán tạm thời đóng cửa; chợ đầu mối hoa tươi dừng hoạt động, cũng là lúc những vườn hoa ở đây bung nở, từng bó xếp chồng trong phòng lạnh mà không cách nào tiêu thụ được.

Trong thời gian đó, nông dân làng Tây Tựu vẫn cố gắng duy trì sự sống cho hoa, cũng là tìm cách để duy trì sự sống cho chính mình. Ngày 23/4, lệnh nới lỏng cách li xã hội đã mở ra những hy vọng mới cho vụ mùa năm 2020 của làng hoa này.


Nông dân trồng hoa ở Tây Tựu vừa trải qua thời gian thất thu do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.

Nông dân trồng hoa ở Tây Tựu vừa trải qua thời gian thất thu do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.


Thị trường hoa “đóng cửa” kéo theo cảnh người dân ôm nỗi lo “hoa cười người khóc”

Thị trường hoa “đóng cửa” kéo theo cảnh người dân ôm nỗi lo “hoa cười người khóc”

Nông dân bắt đầu trở lại với nhịp lao động như thường nhật. Thay vì cách 2 – 3 ngày mới ra ruộng cắt hoa như 3 tuần trước, họ ra đồng đều đặn mỗi sáng vừa để chăm sóc vườn tược vừa cắt hoa mang đi bán hoặc giao cho thương lái chở đi tỉnh.

Thời điểm hiện tại, ngoài những ruộng hoa đã thu hoạch hoặc phải bỏ đi phần nửa vì cắt về cũng không bán được, còn có nhiều ruộng hoa bắt đầu đến vụ, hoa cắt về có thể đem đi tiêu thụ ngay hoặc để phục vụ những thương lái đến tìm mua tại vườn.


Những ngày gần đây, nông dân ra đồng đều đặn mỗi sáng cắt hoa và chăm sóc vườn tược.

Những ngày gần đây, nông dân ra đồng đều đặn mỗi sáng cắt hoa và chăm sóc vườn tược.


Số hoa này thường được tiêu thụ ngay trong ngày.

Số hoa này thường được tiêu thụ ngay trong ngày.

Tuy nhiên, do trước đó hoa tồn đọng được bảo quản trong phòng lạnh vẫn còn nên người dân ưu tiên tiêu thụ số hoa này trước. Việc bảo quản hoa là điều bình thường ngay cả khi không ảnh hưởng dịch, người dân vẫn phải áp dụng cách này để ứng phó với thời tiết và một số vấn để khác. Về cơ bản chất lượng hoa sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, để kích cầu hoạt động mua bán, đồng thời muốn tiêu thụ nhanh số hoa này, sẵn sàng cho vụ thu hoạch mới, nhiều người bán hoa bảo quản với giá ưu đãi hơn so với hoa tươi tại vườn.

Với các loại hoa cần bảo quản trong thời gian cách ly xã hội, cứ 100 bông lại mất thêm 5.000 đồng tiền điện.

Với các loại hoa cần bảo quản trong thời gian cách ly xã hội, cứ 100 bông lại mất thêm 5.000 đồng tiền điện.

Chị Đan – nông dân trồng hoa tại làng Tây Tựu - cho biết: “Số lượng hoa đã thu hoạch trong thời gian cách ly khoảng hơn 1.000 bông. Sau khi chợ hoa Quảng Bá hoạt động lại, 2 vợ chồng đã mang dần số hoa này ra chợ tiêu thụ. Tuy sức mua vẫn chậm nhưng đã không còn cảnh sốt ruột “bó gối” nhìn hoa trong phòng như trước".

Hàng ngày, từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng, hai vợ chồng chị Đan chở 2 xe hoa (khoảng 1.000 bông các loại) ra các chợ đầu mối như chợ Hà Đông, chợ Hoa Quảng An (Tây Hồ). Số hoa này chỉ tiêu thụ ngay trong đêm chủ yếu bán lẻ và bán buôn số lượng nhỏ cho các tiểu thương.


Người dân thường ra đồng lúc 10 giờ sáng và 3 giờ chiều để cắt hoa, sau đó chọn lọc và chia thành nhiều mớ mang đi chợ bán lúc trời rạng sáng.

Người dân thường ra đồng lúc 10 giờ sáng và 3 giờ chiều để cắt hoa, sau đó chọn lọc và chia thành nhiều mớ mang đi chợ bán lúc trời rạng sáng.


Làng hoa Tây Tựu đã bắt đầu tất bật trở lại sau thời gian cách ly xã hội.

Làng hoa Tây Tựu đã bắt đầu tất bật trở lại sau thời gian cách ly xã hội.

Ngoài ra, những ngày gần đây thương lái ở một số tỉnh lân cận và các đại lý hoa ở Hà Nội bắt đầu liên hệ lại với nông dân ở Tây Tựu để đặt hoa. Đây là kênh tiêu thụ chính mang lại nguồn thu nhập cho người trồng hoa.

Theo đó, thời điểm hiện tại, riêng bán buôn số lượng lớn cho tiểu thương giúp người dân tiêu thụ được khoảng 2.000 bông/ngày. Cùng với số bán lẻ ở chợ đầu mối, hoạt động kinh doanh của người dân đã bắt đầu bắt nhịp trở lại với số lượng trung bình mỗi ngày tiêu thụ được khoảng 3.000 bông hoa các loại.


Tổng cả bán buôn và lẻ, trung bình mỗi ngày 1 hộ trồng hoa ở Tây Tựu bán được khoảng 3.000 bông các loại hoa.

Tổng cả bán buôn và lẻ, trung bình mỗi ngày 1 hộ trồng hoa ở Tây Tựu bán được khoảng 3.000 bông các loại hoa.


Trong đó tiêu thụ tốt nhất là hoa cúc và hoa loa kèn.

Trong đó tiêu thụ tốt nhất là hoa cúc và hoa loa kèn.

Các loại hoa chính đang vào vụ thu hoạch ở Tây Tựu gồm: Hoa ly (các loại); hoa hồng (các loại); hoa thược dược và nhiều nhất là hoa cúc và hoa loa kèn. Giá bán buôn của các hoa này lần lượt là: Hoa ly từ 80.000 – 200.000 đồng/bó 10 bông (tùy loại); hoa cúc vàng khoảng 120.000 đồng/mớ 100 bông; hoa loa kèn:

Theo chị Hằng – nông dân trồng hoa ở Tây Tựu - cho biết: “Giá hoa hiện tại đã giảm khoảng 40 – 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực chất, so với thời gian trong cách ly xã hội, giá hoa không có sự chênh lệch nhiều (chỉ chênh lệch khoảng 5.000 – 20.000 đồng) Tuy nhiên, do thị trường bắt đầu trở lại nên số lượng hoa tiêu thụ tăng hơn hẳn. Nông dân vì thế cũng không bị thương lái ép giá quá đáng".

Những chuyển biến tích cực của thị trường hoa sau thời gian cách ly xã hội giúp người dân tiêu thu hoa tốt hơn và mang về nguồn thu nhập ổn định

Những chuyển biến tích cực của thị trường hoa sau thời gian cách ly xã hội giúp người dân tiêu thu hoa tốt hơn và mang về nguồn thu nhập ổn định

Sức mua trở lai mang về nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy năm 2020 không phải là vụ mùa bội thu với người trồng hoa ở Tây Tựu, nhưng những chuyển biến tích cực của thị trường hoa hiện tại đã mang về nhiều hy vọng mới và giúp họ có thêm động lực để tiếp tục những vụ mùa tiếp theo.

“Dân làng Tây Tựu không bỏ nghề trồng hoa, chỉ là vài hộ chuyển sang thuê đất ở nơi khác để phù hợp với một số loại hoa mới. Trồng hoa vốn là nghề bấp bênh do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh. Chúng tôi cũng đã trải qua biết bao vụ mùa thất thu nhưng hôm nay vẫn ngồi đây bó hoa mang đi bán nghĩa là chúng tôi không bỏ cuộc. Chỉ cần thị trường mở ra cơ hội, nông dân Tây Tựu vẫn trồng hoa phục vụ mọi người” – chị Hằng vui vẻ chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá hoa ly ”rẻ như cho”, nông dân Tây Tựu khóc ròng trên ”đống nợ”

Hoa ly nở muộn lại đúng vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho giá hoa xuống thấp chưa từng có, người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN