Thanh Hóa: Bí ẩn cây ổi 89 năm tuổi cứ sờ vào là "cười khúc khích" ở Khu di tích Lam Kinh

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Cây ổi 89 năm tuổi tại Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá) được mệnh danh là “cụ ổi”, “mộc tinh” vì ẩn chứa trong mình những điều huyền bí chưa lời giải, mỗi khi chạm vào sẽ rung rinh cành lá “cười như nắc nẻ”. Điều này đã thu hút không ít du khách thập phương đến để mục sở thị xem liệu đây có phải sự thật.

Nằm cách thành phố Thanh Hoá hơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, khu di tích lịch sử Lam Kinh là quê hương, cũng là nơi an nghỉ của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị hoàng đế, vương hậu thời Lê Sơ.

Mảnh đất Lam Sơn địa linh nhân kiệt ẩn chứa nhiều điều thần bí mà cho đến ngày nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích. Đến khu di tích, du khách có thể vào viếng điện Lam Kinh và tham quan chụp ảnh với nhiều công trình bề thế, những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Trong số này, có nhiều loài cây quý với những tích chuyện bí ẩn khiến du khách tới đây không khỏi bất ngờ. Trong đó, nổi bật là "cụ ổi biết cười" cho đến tận bây giờ vẫn là câu chuyện kỳ lạ đến khó tin.

Sự thật là cây ổi chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt Nam nhưng cây ổi biết "cười" thì đúng là ly kì và hiếm có. Vì thế, cây ổi độc lạ cứ đụng là "cười" ở khu di tích Lam Kinh đã gây tò mò cho du khách đến tham quan.

Chị Hoàng Thị Huyền, hướng dẫn viên Khu di tích Lam Kinh.

Chị Hoàng Thị Huyền, hướng dẫn viên Khu di tích Lam Kinh.

Theo chị Hoàng Thị Huyền, hướng dẫn viên Khu di tích Lam Kinh, cây ổi lạ này trồng trong khuôn viên của khu di tích vào năm 1933. Tích kể lại rằng, một người đàn ông tên Trần Hưng Dẫn người Nam Định, vốn hiếm muộn con nên vào cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ. Sau đó, ông Dẫn liền sinh được quý tử nối dõi tông đường.

Để tỏ lòng thành, ông kính cẩn dâng lên 4 tượng voi, 2 cây long não và 1 cây ổi trong khu lăng mộ. Ngoài ra, ông còn dốc tiền của để góp phần sửa sang, trùng tu lại khu mộ thêm khang trang, tôn nghiêm. 

Cũng theo chị Huyền, chuyện cây ổi biết "cười" bắt nguồn từ nhiều năm về trước, do một du khách tình cờ phát hiện ra. Nhưng các cụ cao niên trong vùng cũng kể lại rằng, người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng cây ổi cười là một nhà nghiên cứu người Pháp đến khảo sát di tích Lam Kinh vào năm 1942. Năm 2008, Bộ Khoa học - Công nghệ cũng đã đưa ra đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen "cười" của cây ổi ở khu di tích Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Thân cây ổi "cười" bị sâu mục do đã đã sống gần 1 thế kỷ.

Thân cây ổi "cười" bị sâu mục do đã đã sống gần 1 thế kỷ.

Được biết, người dân địa phương còn gọi đây là "mộc tinh", bởi có lẽ do sống lâu năm nên cây cũng có linh hồn và cảm giác. Họ cũng cho rằng vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời, vô cùng linh thiêng nên mới có hiện tượng như vậy bởi cây ổi này khi được chiết cành trồng nơi khác thì không hề có hiện tượng biết "cười".

Một số du khách đến đây trải nghiệm cho biết, khi nhắm mắt, nắm tay vào thân cây ổi và tĩnh tâm thì trong đầu sẽ có cảm giác lâng lâng, khoan khoái, như đang bay bổng rất khó tả.

Theo ghi nhận thực tế của PV, cây ổi "cười" cao khoảng 3,5m, tán rộng hơn 5m, được trồng bên phải lăng mộ vua Lê Thái Tổ. Khi lại gần, chỉ cần dùng ngón trỏ xoa nhẹ vào thân cây thì các đầu lá rung lên từng hồi kể cả khi trời không có gió, tựa như chào mừng mọi du khách về thăm lăng mộ vua Lê Thái Tổ. Ngoài xoa vào thân cây, khi "gãi" vào các nách cây thì cũng có điều huyền diệu xảy ra, đó là tất cả tán lá cây đều rung rinh như đang "cười".

Cây ổi được gọi là cây ổi "cười" bởi khi ta gãi vào các nách cây thì các tán lá sẽ rung rinh chuyển động.

Cây ổi được gọi là cây ổi "cười" bởi khi ta gãi vào các nách cây thì các tán lá sẽ rung rinh chuyển động.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh xác nhận: Chuyện "cây ổi cười" trong Vĩnh Lăng là có thật, gọi là "ổi cười" bởi khi ta gãi vào các nách cây thì các tán lá sẽ rung rinh chuyển động, khi dừng gãi thì hiện tượng này sẽ không còn. Hiện nay, ban quản lý di tích đã có phương án bảo tồn nguồn gen của cây ổi quý này bằng cách ươm hạt để tạo cây con. Mỗi năm, công tác chăm sóc cây cũng được chú trọng, ngoài theo dõi các biểu hiện bên ngoài để phán đoán tình trạng sinh trưởng của cây, chúng tôi sẽ dùng các loại phân bón cần thiết, thuốc vi sinh để giúp cây chống lại các loại bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Gợi ý 4 ngày 'hoàn hảo' ở Cố đô của cô gái thích du lịch một mình

“Điều bạn lo lắng nhất khi đi du lịch một mình là gì? Sợ nguy hiểm, sợ buồn, sợ không có ảnh? Huế đang vào độ đẹp nhất, để lại nỗi sợ ở nhà và xách balo lên nào."

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mạnh Linh - Gia Hân ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN