Phương pháp giải cảm tức thời khi du lịch mùa trở gió

Khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường dễ khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng, dẫn đến cảm lạnh. Tuy chỉ là bệnh thông thường nhưng nếu không nhanh chóng điều trị, cảm lạnh có thể khiến chuyến du lịch của bạn kém hấp dẫn với những triệu chứng khó chịu.

Cảm lạnh là chứng bệnh dễ gặp trong những ngày thời tiết giao mùa. Khi đi du lịch vào khoảng thời gian này, nếu không may bị mắc cảm cúm, bạn hãy ghi nhớ và thực hành những phương pháp dưới đây để mau chóng “giải” cảm, giúp chuyến đi thêm trọn vẹn.

1. Uống nhiều nước

Cách hay nhất để cơ thể bạn nhanh chóng hồi phục khi mắc cảm lạnh là uống nhiều nước nhất có thể, kết hợp cùng việc nghỉ ngơi điều độ.

Cung cấp đủ nước giúp cơ thể chống lại cảm. Ảnh: Shutterstock.

Cung cấp đủ nước giúp cơ thể chống lại cảm. Ảnh: Shutterstock.

Khi đường thở của bạn bị viêm do cảm lạnh sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Chúng có thể đặc và thường tạo ra một số khó chịu cho mũi, họng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp các chất nhầy khó đông đặc. Vì thế, hãy cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tương đương 6 – 8 cốc nước.

2. Ngủ đủ giấc

Khi đi du lịch, bản thân chúng ta có khuynh hướng ít chú trọng vào chất lượng giấc ngủ. Nhiều người thường thức khuya để tiệc tùng, vui chơi. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh lúc đang du lịch, bạn nên có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp để sức khỏe mau chóng phục hồi.

Ngủ đủ giấc rất có lợi cho sức khỏe mỗi khi bị ốm. Ảnh: Shutterstock.

Ngủ đủ giấc rất có lợi cho sức khỏe mỗi khi bị ốm. Ảnh: Shutterstock.

Thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn yếu đi, dẫn đến khả năng đánh bại vi rút bên trong kém hiệu quả. Hãy cố gắng ngủ đủ 7 – 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Nếu bạn bị nghẹt mũi khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn, hãy nằm ngửa, kê gối cao hơn để giúp xoang mũi thoát chất nhầy khi bạn ngủ.

3. Rửa mũi bằng nước muối pha loãng

Để giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi do chất nhầy khô đặc trong xoang gây nên, bạn nên rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối để khiến chất nhầy ẩm và loãng, qua đó dễ tống chúng ra ngoài hơn.

Rửa mũi thường xuyên giúp làm giảm cảm giác khó chịu do nghẹt mũi. Ảnh: Freepik.

Rửa mũi thường xuyên giúp làm giảm cảm giác khó chịu do nghẹt mũi. Ảnh: Freepik.

Hãy nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hay bồn rửa mặt, sau đó dùng bình xịt chứa nước muối pha loãng xịt vào mũi nhằm để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia và chảy ra đúng vị trí chậu. Hạn chế ngả đầu ra sau vì điều này làm cho nước muối bị chảy ngược vào trong mũi.

Trong lúc rửa mũi, bạn nhớ phải há miệng để thở, không được thở bằng mũi. Đôi khi, nước muối có thể chảy xuống họng nhưng điều này không có gì đáng lo ngại.

Sau cùng, hãy xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem bên trong mũi đã được làm sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa thì bạn nên thực hiện lại các thao tác rửa mũi một lần nữa.

Trong trường hợp bạn không có bình xịt rửa mũi thì có thể tìm mua ở các nhà thuốc.

4. Súc miệng bằng nước muối

Hãy tiếp tục tận dụng nước muối để làm thuyên giảm cảm giác đau rát họng do cảm lạnh gây ra. Nước muối loãng có tính ưu trương, giúp đẩy vi rút và chất lỏng trong cổ họng ra ngoài, qua đó làm giảm áp lực trong niêm mạc, giúp cổ họng bớt đau rát.

Nước muối ấm pha loãng có thể giúp bạn giảm cơn đau họng. Ảnh: Freepik.

Nước muối ấm pha loãng có thể giúp bạn giảm cơn đau họng. Ảnh: Freepik.

Chỉ với khoảng 5 gram muối pha với 250 ml nước ấm là bạn đã có một dung dịch nước muối thích hợp để súc miệng. Không được pha muối quá mặn vì có thể làm tổn thương niêm mạc họng.

5. Ngậm một thìa mật ong

Mật ong có thể làm giảm viêm nhiễm do có chứa defensine-1 – một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cơn đau họng của bạn nhanh chóng giảm bớt. Đồng thời, mật ong cũng là một loại thuốc giúp bạn giảm ho.

Hoạt chất defensine-1 có trong mật ong là một chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

Hoạt chất defensine-1 có trong mật ong là một chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

Ngoài việc sử dụng trực tiếp mật ong, bạn cũng có thể cho một thìa mật vào tách trà hoặc nước ấm rồi khuấy đều để uống. Qua đó, bạn không chỉ sát khuẩn đường họng mà còn cung cấp nước cho cơ thể, khiến các dịch nhầy khô đặc trở nên loãng hơn và dễ thải ra ngoài.

Thông thường, các khách sạn đều có sẵn mật ong nên khi cần, bạn có thể liên hệ với lễ tân để được trợ giúp.

6. Ăn đủ chất

Bạn có thể không cảm thấy thèm ăn khi bị ốm, nhưng hãy cố gắng nạp đủ calo, vitamin và khoáng chất để có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng mà đánh bại vi rút.

Hãy ăn nhiều rau xanh để giúp cơ thể bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp chống lại bệnh cảm. Ảnh: Freepik.

Hãy ăn nhiều rau xanh để giúp cơ thể bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp chống lại bệnh cảm. Ảnh: Freepik.

Cảm lạnh dễ khiến thực quản bị kích thích, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Bạn nên chọn ăn các món lỏng như cháo, xúp để dễ tiêu hóa hay uống sinh tố trái cây tùy theo sở thích của bạn.

7. Sử dụng viên xông giải cảm

Xông mũi là một phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu trong dân gian. Giờ đây, thay vì phải chuẩn bị các loại lá thảo mộc, chỉ cần một viên nén tinh dầu dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc là bạn đã có thể thực hiện phương pháp xông mũi.

Xông mũi là phương pháp dân gian giúp thông mũi, giải cảm hiệu quả. Ảnh: Long Châu.

Xông mũi là phương pháp dân gian giúp thông mũi, giải cảm hiệu quả. Ảnh: Long Châu.

Hãy dùng bình đun nước siêu tốc có sẵn trong phòng khách sạn để đun sôi khoảng 500 ml nước. Sau đó, cho nước nóng vào thau hoặc bình nước, rồi cho các viên nén tinh dầu vào để chúng tan ra trong nước đang sôi. Sau cùng, hãy dùng một tấm khăn mỏng trùm kín, hướng mặt vào chỗ nước xông đang tỏa khói để hít hà mùi hương tinh dầu và cảm nhận hơi nóng lan ra khắp mặt, giúp thông mũi và cơ thể toát mồ hôi "độc".

Lưu ý, bạn không nên xông khi đang bị sốt vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thêm tăng cao.

8. Bổ sung vitamin C

Vitamin C nổi tiếng với công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng vi rút cảm. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung thường xuyên 1 – 2 gram vitamin C mỗi ngày giúp giảm 8% thời gian bị cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em.

Vitamin C đã được chứng minh có khả năng làm giảm thời gian điều trị cảm lạnh. Ảnh: Shutterstock.

Vitamin C đã được chứng minh có khả năng làm giảm thời gian điều trị cảm lạnh. Ảnh: Shutterstock.

Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng viên sủi hoặc qua các loại trái cây như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, đu đủ…

Cảm lạnh cũng có những triệu chứng tương tự như COVID-19. Vì thế, khi xuất hiện những dấu hiệu ho, sốt cao, đau nhức… tốt hơn hết, bạn hãy dùng kit test nhanh để kiểm tra nhằm tránh lây lan bệnh dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Tư vấn du lịch: Những điều cần biết khi bị lạc đường

Nếu bạn sắp có một chuyến khám phá xuyên rừng, hãy chuẩn bị những kỹ năng sinh tồn cần thiết dưới đây để đề phòng khi bị lạc đường, nhất là tại những khu rừng hoang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Bảo ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm du lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN