Phát hiện hành tinh "2 mặt" kinh dị, đầy mưa sắt nóng chảy

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

WASP-76b là một "hành tinh bị cầm tù", bề mặt nóng tới 2.430 độ C và có những "cơn gió man rợ" hơn 17.700 km/giờ.

Nhóm khoa học gia từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) vừa phát hiện thêm một "ngoại hành tinh cực đoan nhờ vào Kính viễn vọng Very Large đặt tại Chile của Đài thiên văn European Southern (ESO).

Hành tinh mới tên WASP-76b, là một hành tinh khí khổng lồ cùng kiểu với Sao Mộc, nhưng to gấp đôi Sao Mộc.

Minh họa của ESO về nửa tối đầy mưa sắt nóng chảy của hành tinh - ảnh: ESO

Minh họa của ESO về nửa tối đầy mưa sắt nóng chảy của hành tinh - ảnh: ESO

Nó là một địa ngục đúng nghĩa. Bị khóa chặt vào ngôi sao mẹ theo cách mặt trăng bị khóa vào trái đất, WASP-76b có 2 mặt, một mặt luôn là ban ngày, một mặt là bóng đêm vĩnh cửu.

Mặt ban ngày bị soi rọi liên tục bởi sao mẹ khiến nhiệt độ bề mặt lên đến 2.430 độ C, đủ nóng để làm bay hơi kim loại, xé toạc các phân tử của chúng thành nguyên tử. Các nguyên tử kim loại bị bốc hơi được những "cơn gió man rợ" với tốc độ hơn 17.700 km/giờ đưa về phía ban đêm, tạo nên những cơn mưa toàn kim loại nóng chảy. Tuy mát mẻ hơn, phía ban đêm này cũng nóng tới 982 độ C.

Nó quay rất gần sao mẹ - ảnh: ESO

Nó quay rất gần sao mẹ - ảnh: ESO

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature này cũng hé lộ các chi tiết về ngôi sao mẹ WASP-76: nó to gấp rưỡi mặt trời của chúng ta và có nhiệt độ bề mặt khoảng 5.540 độ C. Khoảng cách giữa sao mẹ và hành tinh địa ngục WASP-76b rất gần nên mỗi năm trên đó chỉ bằng 1,8 ngày trái đất. Nó cũng là hành tinh duy nhất trong hệ sao này.

Giáo sư Don Pollacco, thành viên nhóm nghiên cứu, bình luận rằng hành tinh này "thật khó tưởng tượng". "Về cơ bản nó nhảy múa trong bầu khí quyển bên ngoài của sao mẹ và chịu mọi tác động vật lý trực tiếp" – ông cho biết.

Hành tinh 2 mặt kinh dị này cũng là một "kho vàng" của giới thiên văn. Với khoảng cách 640 năm ánh sáng, hành tinh này đủ gần để các nhà khoa học nghiên cứu thêm về những quá trình hóa học cực đoan trên đó, cũng như cách mà một thế giới quá khác biệt với trái đất có thể vận hành.

Nguồn: [Link nguồn]

Tìm ra đường vào ”thế giới nước” chứa sự sống ngoài hành tinh?

"Vằn hổ" màu xanh tuyệt đẹp và bí ẩn trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể là cánh cửa vào đại dương ngầm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo A.Thư ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN