Tìm ra đường vào "thế giới nước" chứa sự sống ngoài hành tinh?

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

"Vằn hổ" màu xanh tuyệt đẹp và bí ẩn trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có thể là cánh cửa vào đại dương ngầm nơi NASA tin rằng ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh.

Một nhóm nghiên cứu Mỹ cuối cùng đã giải mã được bí ẩn "vằn hổ" xanh trên mặt trăng băng giá Enceladus, thiên thể được cho là có sự sống đang quay quanh Sao Thổ.

Theo nhà thiên văn Max Rudolph từ Đại học California, thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã tạo nên một mô hình máy tính từ các dữ liệu mà NASA thu thập được trong những năm qua để tìm hiểu về các lực vật lý tác động tới mặt trăng này.

Enceladus - ảnh: DOTTED YETI

Enceladus - ảnh: DOTTED YETI

Họ tập trung vào một đặc điểm khá lạ: không phải toàn bộ mặt trăng đều có "vằn hổ", mà nó chủ yếu nằm ở cực Nam của thiên thể. Kết quả khá bất ngờ: trong quá khứ xa xưa, đơn giản là băng giá khu vực này tình cờ bị nứt ra. Sau đó, lực hấp dẫn mạnh mẽ từ Sao Thổ tạo ra thủy triều dữ dội đến nỗi nước liên tục được phun ra và kéo xuống qua các khe nứt, khiến các "vết thương" này không bao giờ lành lại nổi.

Quỹ đạo lệch tâm của Enceladus cũng góp phần khiến các vết thương này không bao giờ lành. Nó thay đổi liên tục khoảng cách tới Sao Thổ, vì vậy bề mặt băng cũng liên tục bị biến dạng nhẹ và không thể đóng băng hoàn toàn ở vị trí nhưng "vằn hổ".

Thực ra cú nứt vỡ đầu tiên trong quá khứ cũng có thể liên quan đến sựu biến đổi trọng lực liên tục này, bởi khi nước bị đóng băng, lớp băng giá sẽ dày lên dần ở phía bên dưới (nước luôn tăng thể thích khi đóng băng), tạo nên một áp lực lớn dần trong đại dương, để cuối cùng phải thoát ra ở đâu đó. Đó phải là nơi có lớp băng mỏng nhất – các cực, và trong trường hợp nay, băng Nam Cực đã vỡ.

Phát hiện này đưa đến một ý nghĩa lớn hơn: nếu đó là những khe nứt sâu liên tục có nước thông thương, thì đó chính là đường vào đại dương ngầm bên dưới bề mặt băng giá của Enceladus.

Trước đó, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã bắt gặp một thứ gì đó kỳ lạ được phun lên từ vết nứt trên bề mặt Enceladus. Kết quả phân tích cho thấy thứ phun lên chính là các phân tử hữu cơ phức tạp, giàu carbon – thứ có thể là dấu vết của sự sống ngoài trái đất! Mặt trăng này cũng sở hữu một hệ thống thủy nhiệt y hệt như hệ thống thủy nhiệt ở một số khu vực đáy đại dương của trái đất, nơi được cho là nuôi dưỡng sự sống nguyên thủy.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú

Một dòng giống cổ xưa của loài người từng mang hàm răng to, khỏe như những con linh trưởng to lớn và dũng mãnh thời hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo A.Thư ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN