“Jack Ma của nước Nga”: Từ giáo viên thành nữ tỷ phú giàu nhất nước

Bà mẹ 4 con và là cựu giáo viên dạy tiếng Anh, Tatyana Bakalchuk đã trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga vào năm 2021.

“Bây giờ là mùa thu năm 2004 và trời đang mưa. Tatyana Bakalchuk, một giáo viên dạy tiếng Anh, đi suốt chiều dài Moscow bằng phương tiện công cộng - đầu tiên là tàu điện ngầm, sau đó đi xe buýt, sau đó 10 phút đi bộ - để lấy thêm một kiện quần áo 20 kg từ Đức,” một bài báo năm 2012 viết về tỷ phú tương lai và là chủ sở hữu của nhà bán lẻ trực tuyến Wildberries, người đã bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian nghỉ sinh và cuối cùng trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga vào năm 2021.

“Jack Ma của nước Nga”: Từ giáo viên thành nữ tỷ phú giàu nhất nước - 1

Theo thống kê của Forbes, bà Tatyana Bakalchuk hiện là nữ tỷ phú giàu nhất nước Nga với khối tài sản trị giá 11,7 tỷ USD. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng vọt trong đại dịch Covid-19 giúp cho Bakalchuk trở thành tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2021 - từ 1,1 tỷ USD lên 12,9 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng trưởng kinh doanh trong năm xảy ra đại dịch, bà đứng thứ hai trong số các tỷ phú trên thế giới. Điều này giúp bà trở thành nữ doanh nhân duy nhất ở Nga lọt vào top 50 người giàu nhất trong lịch sử.

Bà Bakalchuk từng được ví như “Jack Ma của Nga” khi cũng có xuất thân là giáo viên tiếng Anh trước khi khởi nghiệp và xây dựng thành công hãng thương mại điện tử hàng đầu nước này. Năm 2004, Tatyana có đứa con đầu lòng và gần như ngay lập tức quyết định bắt đầu kinh doanh riêng. Trước khi nghỉ sinh, cô đã làm gia sư dạy tiếng Anh, trong khi chồng cô là Vladislav là một nhà vật lý học phóng xạ.

Ban đầu, văn phòng của họ là một căn hộ, hoàn toàn lộn xộn với những hộp hàng hóa. Tatyana là nhân viên bán hàng đầu tiên của doanh nghiệp, đồng thời là người chuyển phát nhanh, quản trị viên và chủ sở hữu của nó.

Những người quen đã cố gắng khuyên can người mẹ trẻ, nói với cô rằng sẽ không có ai đặt mua quần áo trên mạng, bởi vì mọi người cần phải thử chúng. Nhưng Bakalchuk đã đánh cược bằng cách bãi bỏ thanh toán trước (cho đến thời điểm đó, thị trường trực tuyến của Nga chỉ hoạt động trên cơ sở thanh toán trước) và thiết lập một mức giá duy nhất cho tất cả mọi người. Điều này đủ để đảm bảo rằng công ty “phát triển ngày càng nhanh hơn”.

Một năm sau, Tatyana đã thuê được một văn phòng phù hợp và bắt đầu tích cực mở rộng. Ngoài quần áo từ các danh mục, cửa hàng trực tuyến bắt đầu cung cấp các thương hiệu hàng đầu của châu Âu.

Bước đi mang tính cách mạng tiếp theo là các điểm giao hàng và thu tiền miễn phí với các phòng thử đồ trên khắp đất nước - chưa ai làm được điều này ở Nga trước đây. Kết quả là, Wildberries bắt đầu phát triển nhanh hơn thị trường. Năm 2015, doanh thu của nó lên tới 29,5 tỷ rúp (khoảng 450 triệu USD) và đến năm 2019, nó đã đạt 117 tỷ rúp (khoảng 1,5 tỷ USD).

Đồng thời, Tatyana Bakalchuk vẫn là một trong những nữ doanh nhân sống ẩn dật nhất ở Nga, rất ít tiếp xúc với giới truyền thông. Cho đến gần đây, không ai biết làm thế nào, với tư cách là một phụ nữ không có kinh nghiệm kinh doanh, cô ấy đã có thể xây dựng một đế chế trực tuyến thành công như vậy.

Cuộc khủng hoảng thế giới thứ hai xảy ra với đại dịch Covid-19, khi mua sắm trực tuyến trở nên phát triển trên toàn thế giới. Wildberries thu nhận thêm 15.000 nhân viên (công ty có 53.000 nhân viên thường xuyên và tạm thời tính đến cuối năm 2021), đồng thời cũng đã bắt đầu bán hàng tại 9 quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập và châu Âu. Nhờ đó, tài sản của Bakalchuk đã tăng 1.200%, lên gần 13 tỷ USD.

Bakalchuk đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá bên cạnh khối tài sản tỷ USD. Năm 2018, bà giành được Giải thưởng Nữ doanh nhân Veuve Clicquot và Giải thưởng Doanh nhân của năm của RBC. Sau đó vào năm 2019, bà được Forbes vinh danh trong danh sách 15 doanh nhân làm thay đổi nhận thức về nước Nga trên toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Căng thẳng Nga và Ukraine leo thang: Hàng loạt đại gia năng lượng rút khỏi Nga

Ngày 28/2, Tập đoàn năng lượng nhà nước Equinor của Na Uy thông báo họ sẽ ngừng đầu tư vào Nga và rút khỏi các liên doanh ở nước này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Russia Beyond) ([Tên nguồn])
Câu chuyện doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN