Hành trình ông chủ công ty mẹ của Shopee trở thành người giàu nhất Singapore

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sở hữu khối tài sản trị giá 19,8 tỷ USD, chủ tịch Forrest Li vượt mặt doanh nhân Goh Cheng Liang để trở thành người giàu nhất đảo quốc sư tử.

Cảm hứng khởi nghiệp từ bài phát biểu của Steve Job

Theo cập nhật mới nhất của Bloomberg Billionaires Index, CEO Forrest Li hiện sở hữu khối tài sản trị giá 19,8 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Sea tại Mỹ tăng 67% kể từ đầu năm 2021 đến nay.

(Ảnh: Forbes)

(Ảnh: Forbes)

Người giàu thứ 2 Singapore là doanh nhân Goh Cheng Liang – ông chủ tập đoàn Wuthelam Holdings với khối tài sản trị giá 17,7 tỷ USD.

Việc ông Forrest Li trở thành người giàu nhất Singapore là một ví dụ về sự phát triển của các tỷ phú công nghệ trên bản đồ người giàu châu Á.  

Forrest Li tên thật là Li Xiaodong, sinh năm 1977 tại Trung Quốc. Cái tên Forrest được ông chủ của Sea lựa chọn theo tên nhân vật chính trong bộ phim kinh điển Mỹ Forrest Gump.

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, Forrest Li gia nhập Motorola Solutions và làm việc trong văn phòng. Cuối cùng, ông quyết định sang Mỹ theo học thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Stanford.  

Sau khi tốt nghiệp, Forrest Li cùng bạn gái trở về Singapore. Ông làm việc cho MTV Network, rồi khởi nghiệp với công ty đầu tay GG Game.  

Giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008 khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Lúc này, Forrest Li nhận ra tiềm năng to lớn của thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á.

Năm 2009, 3 nhà sáng lập gồm Forrest Li, Gang Ye và David Chen thành lập Global Arena (đấu trường toàn cầu), sau này được rút gọn thành tập đoàn Garena. Được Tencent hậu thuẫn, Garena phát triển nhanh chóng.

Shopee ra đời nổi lên bành trướng thị trường cùng với con hổ Alibaba của tỷ phú Jack Ma.  

Theo báo cáo của iPrice và SimilarWeb, năm 2020, Shopee trở thành sàn thương mại có lượng truy cập website trung bình cao nhất khu vực. Còn thống kê của App Annie cũng cho thấy Shopee là ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều thứ 2 trên toàn cầu.

Thành công từ game giúp Garena thu hút được đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Cũng trong năm 2016, công ty gọi vốn thành công 170 triệu USD, được định giá 3,75 tỷ USD và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Singapore.

Năm 2017, Garena đổi tên thành Sea, hoạt động trên ba lĩnh vực game, thương mại điện tử và ví điện tử. Cả ba mảng này hiện đều có mặt ở Việt Nam, với sàn thương mại điện tử Shopee, thanh toán kỹ thuật số SeaMoney còn game nổi tiếng nhất là Liên minh huyền thoại.

Song song với việc phát triển Shopee, Garena còn ăn lên làm ra ở mảng game và thanh toán điện tử.

Song song với việc phát triển Shopee, Garena còn ăn lên làm ra ở mảng game và thanh toán điện tử.

Sea hiện là tập đoàn công nghệ có định giá cao nhất khu vực Đông Nam Á. Doanh thu của Sea trong năm 2020 tăng mạnh 159% đạt mốc 2,3 tỷ USD.

Tháng 12/2020, Sea lấy được giấy phép kinh doanh mảng ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và mua lại ngân hàng BKE ở Indonesia. 

Chuyên gia phân tích Naidu lạc quan về triển vọng phát triển của Sea, nhất là khi giá cổ phiếu công ty tăng hơn 20 lần kể từ khi niêm yết vào năm 2017. Tính từ đầu năm đến hết phiên giao dịch ngày 27/8/2021, cổ phiếu Sea niêm yết tại Mỹ đã tăng 61%.

Giới tài chính dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ của Sea sẽ tiếp tục đà tăng nhờ dịch Covid-19 và việc công ty quyết định mở rộng Shopee sang các thị trường Mỹ Latinh, bao gồm Brazil.

Nguồn: [Link nguồn]

Điểm lại những tỷ phú Việt khởi nghiệp với mì gói

Không ít doanh nhân Việt sở hữu doanh nghiệp nghìn tỷ hiện nay đều từng khởi nghiệp với mì gói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Min ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN