Đại gia tuần qua: Hơn 100 tỷ đồng biến mất khỏi tài khoản bầu Đức sau khi HAGL công bố thông tin bất thường

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - HAG) công bố thông tin bất thường về việc bảo lãnh nợ cho công ty con với ngân hàng, khối tài sản của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã bị thổi bay hơn 100 tỷ đồng.

Tài sản bầu Đức sụt giảm

Đà lao dốc của HAG trong phiên giao dịch ngày 6/9 đến sau khi doanh nghiệp do bầu Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công bố thông tin bất thường về việc HĐQT thông qua bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai tại VPBank.

Theo đó, nội dung bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai (Hưng Thắng Lợi Gia Lai) được điều chỉnh theo phương thức cấp hạn mức/thấu chi trong thời hạn 6 tháng theo quy định tại hợp đồng cấp hạn mức/hợp đồng cho vay hạn mức thấu chi hoặc các hình thức thoả thuận khác được ký giữa Hưng Thắng Lợi Gia Lai và VPBank.

Trước đó, ngày 14/3/2022, HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cũng thông qua nghị quyết bảo lãnh cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai được vay khoản tín dụng trị giá 400 tỷ đồng tại VPBank để doanh nghiệp này bổ sung vốn lưu động.

Đây không phải lần đầu công ty của Bầu Đức bảo lãnh toàn bộ khoản vay của Hưng Thắng Lợi Gia Lai. Hồi tháng 7/2022, HAG từng công bố thông tin bất thường về việc HĐQT thông qua nghị quyết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Hưng Thắng Lợi Gia Lai tại Sacombank chi nhánh Gia Lai với hạn mức tín dụng là 500 tỷ đồng.

Đà giảm của cổ phiếu HAG trong phiên giao dịch ngày 6/9 cũng thổi bay hàng trăm tỷ đồng trong khối tài sản của bầu Đức. Cụ thể, với việc đang nắm giữ gần 320 triệu cổ phiếu HAG, khối tài sản của bầu Đức ghi nhận mức giảm 160 tỷ đồng.

Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị cưỡng chế hơn 174 tỷ đồng tiền nợ thuế

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan TP HCM mới đây đã công bố quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Cơ quan quản lý cho biết Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với tổng số tiền 174,6 tỷ đồng.

Quyết định cưỡng chế này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 8/9 và hết hiệu lực khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.

Cục Hải quan TP HCM mới đây đã công bố quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tân Hoàng Minh

Cục Hải quan TP HCM mới đây đã công bố quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tân Hoàng Minh

Ngoài việc bị cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để thu hồi số nợ thuế hơn 174 tỷ đồng, Tân Hoàng Minh còn đang vướng vào vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới 9 đợt phát hành trái phiếu trị giá 10.300 tỷ đồng của nhóm công ty thành viên.

DN bà Đặng Thị Hoàng Yến xin khất báo cáo

Công ty CP Đầu tư & Công nghiệp Tân Tạo vừa gửi công văn đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) để xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính soát xét. Thời gian công ty xin gia hạn không quá ngày 30/9.

Lý do xin gia hạn được Tân Tạo đưa ra là thay đổi công ty kiểm toán đột ngột vào cuối tháng 7 trong khi thời hạn nộp báo cáo là ngày 30/8. Do đó, công ty kiểm toán không đủ thời gian làm báo cáo, không kịp phát hành BCTC soát xét như thời gian quy định.

Công ty kiểm toán cũ của Tân Tạo là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Công ty TNHH DV Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (Công ty kiểm toán AASCS) sẽ là đơn vị mới tiến hành kiểm toán báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Tân Tạo.

Bên cạnh việc chậm nộp báo cáo thì vừa qua Tân Tạo đã phải giải trình về việc hạch toán nhầm hơn 1.300 tỷ đồng tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến.

Công ty cho biết, số tiền trên là khoản ủy thác đầu tư cho bà Đặng Thị Hoàng Yến ra các quyết định hợp tác làm dự án Khu dược phẩm công nghệ cao và kính thông minh. Khoản này phải hạch toán vào đầu tư khác nhưng kế toán đã hạch toán nhầm vào phải thu khác dẫn đến nợ phải thu của bà Yến tăng đột biến. Số tiền phải thu từ bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ là 633 tỷ đồng.

Bất ngờ thù lao của tỷ phú Trần Đình Long và HĐQT tại Tập đoàn Hòa Phát

Do kết quả kinh doanh giảm sút, Chủ tịch Trần Đình Long và các thành viên trong Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã không nhận thù lao nửa đầu năm 2022, trong khi cùng kỳ năm 2021 khoản này ghi nhận hơn 17,7 tỷ đồng.

HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát gồm 7 thành viên, trong đó ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp có 3 Phó Chủ tịch gồm ông Trần Tuấn Dương, ông Nguyễn Mạnh Tuấn và ông Doãn Gia Cường. 3 thành viên Hội đồng quản trị gồm ông Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Quang Việt và ông Nguyễn Việt Thắng.

Đồng thời, trong HĐQT chỉ có ông Nguyễn Việt Thắng kiêm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Trong khi đó, giữ vị trí Phó Tổng giám đốc là bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên.

Ông Trần Đình Long nhận mức thu lao thấp

Ông Trần Đình Long nhận mức thu lao thấp

Trong khi tỷ phú Trần Đình Long và các thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát không nhận thù lao thì lương thưởng của các thành viên ban giám đốc (2 người) lại tăng mạnh từ 2 tỷ đồng lên 3,6 tỷ đồng, tương đương mức tăng 80% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2022 thù lao, lương và thưởng của thành viên ban kiểm soát cũng gấp 2,2 lần từ 645,5 triệu đồng lên 1,4 tỷ đồng.

"Đại gia" Gia Lai nợ quá hạn gần 2.000 tỷ nhưng vẫn mang nghìn tỷ đi cho vay

Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên của  Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, giá trị các khoản nợ phải trả, vay quá hạn thanh toán lên tới gần 1.900 tỷ đồng. Tổng cộng nợ vay hiện tại của Đức Long Gia Lai là hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong khi gặp vấn đề về thanh toán nợ, chính Đức Long Gia Lai lại cho nhiều tổ chức, cá nhân vay tổng cộng gần 2.300 tỷ đồng. Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.

Giải trình với cổ đông, ban lãnh đạo Đức Long Gia Lai cho biết việc cho vay với các tổ chức, cá nhân đúng theo quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

Trong khi đó, về các khoản nợ quá hạn tại ngân hàng, khoản lỗ lũy kế lớn, đại diện doanh nghiệp thông tin đã có kế hoạch tập trung phối hợp với các tổ chức tín dụng, đưa ra nhiều phương án xử lý nợ, tìm đối tác tiếp tục chuyển nhượng các tài sản, dự án đang thế chấp để giảm dần dư nợ gốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng BIDV thu giữ siêu xe Rolls Royce Ghost để siết nợ của FLC Faros

Nhằm thu hồi và xử lý nợ xấu của Công ty CP Xây Dựng FLC Faros (ROS), mới đây ngân hàng BIDV đã tổ chức thu hồi tài sản đảm bảo là siêu xe Rolls Royce Ghost sản xuất năm 2011...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN