Tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn lại gì sau khi buông 2 mảng “gà đẻ trứng vàng”?

Sau khi thương vụ sáp nhập với Công ty Hàng tiêu dùng Masan hoàn tất, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chỉ còn lại 6 mảng kinh doanh khác.

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup tập trung vào 8 lĩnh vực chính gồm: bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, công nghiệp, công nghệ, y tế, giáo dục và nông nghiệp.

Sau thương vụ với Masan, Vingroup sẽ hoạt động còn lại với 6 lĩnh vực chủ yếu, trong đó có bất động sản và sản xuất đang được tập đoàn này đầu tư mạnh nhất.

Riêng trong mảng bán lẻ, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn giữ lại Công ty CP Kinh doanh và Thương mại Dịch vụ VinPro và Công ty CP VinID.

Trong những năm trước, bán lẻ (cốt lõi VinCommerce) là bộ phận có doanh thu cao thứ 2 tại Vingroup sau bất động sản. Thống kê cho thấy, 9 tháng năm nay, mảng bán lẻ ghi nhận 21.883 tỷ đồng doanh thu, cao thứ 2 trong các bộ phận kinh doanh. Tuy nhiên, số thu từ bán lẻ vẫn thấp hơn 2,5 lần so với bất động sản là 54.906 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu hợp nhất của mảng bất động sản cũng là 59%, trong khi số góp từ bán lẻ là 24%. 

Những năm trước, dù ghi nhận doanh thu hơn chục nghìn tỷ nhưng tỷ trọng đóng góp của bán lẻ vào doanh thu hợp nhất cũng mới trên dưới 15%.

Sau thương vụ với Masan, Vingroup sẽ hoạt động còn lại với 6 lĩnh vực chủ yếu

Sau thương vụ với Masan, Vingroup sẽ hoạt động còn lại với 6 lĩnh vực chủ yếu

Ngoài bán lẻ, Vingroup vẫn duy trì mảng dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, với doanh thu cao thứ 3 đạt 6.805 tỷ đồng sau 9 tháng. Tuy nhiên, bộ phận này cũng đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Riêng lĩnh y tế và giao dịch vẫn được cho là hoạt động phi lợi nhuận mà Tập đoàn này đang duy trì hoạt động.

Như vậy, sau khi buông VinCommerce, VinEco, Vingroup vẫn còn tới 5 lĩnh vực đang thua lỗ, theo phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận của tập đoàn này.

Trong khi sản xuất và các dịch vụ liên quan đang lỗ nặng nhất với gần 4.687 tỷ đồng đến ngày 30/9, dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục, bán lẻ, và các hoạt động khác của Vingroup cũng đều lỗ trước thuế từ vài trăm tỷ cho tới hàng nghìn tỷ đồng. Gánh nặng bù lỗ từ doanh thu bất động sản sẽ được nhẹ đi phần nào. 

Sau quyết định sáp nhập VinCommerce và VinEco vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan, lãnh đạo Vingroup lý giải là để dồn lực cho hoạt động sản xuất công nghiệp và công nghệ với sản phẩm ô tô và điện thoại…

Thực tế, việc chuyển giao lại mảng bán lẻ sẽ giúp Vingroup cắt được khoản lỗ lũy kế từ hoạt động này và giảm phân bổ nguồn lực vào quá nhiều mảng. Đây là điều từng được Vingroup coi là một trong những rủi ro hoạt động của tập đoàn.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ phú Việt sau thương vụ bom tấn, người thăng hạng, kẻ ngậm ngùi nhìn tài sản ”bốc hơi”

Thị trường chứng khoán lại vừa “phụ“ lòng sự kì vọng của nhà đầu tư khi quay đầu giảm điểm sau phiên tăng sốc hôm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN