Đưa in 3D vào y học chỉnh hình, startup được đầu tư ngay 13,6 triệu USD

Sự kiện: Công nghệ

Startup này đã nhận được tổng cộng 13,6 triệu USD tài trợ từ nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới.

Tại Singapore, chi phí làm đẹp một hàm răng mọc không đều có thể lên tới 8.000 SGD (tương đương 5.500 USD). Rất may, một startup công nghệ ra đời đang cố gắng thay đổi điều đó bằng công nghệ in 3D, theo KrASIA.

Được thành lập vào năm 2018 bởi Julian Artopé và Frederik Krass, startup Zenyum có trụ sở tại Singapore với sứ mệnh cung cấp các dịch vụ và sản phẩm nha khoa với giá cả phải chăng. Công ty tích hợp các công nghệ như in 3D vào chỉnh nha, đặc biệt chuyên chỉnh sửa thẩm mỹ cho răng cửa.

Hai nhà sáng lập của Zenyum.

Hai nhà sáng lập của Zenyum.

Artopé - đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty kể rằng, anh có ý tưởng thành lập Zenyum sau khi gặp một người bạn là bác sĩ chỉnh nha và người này nói với anh về việc niềng răng bằng công nghệ in 3D. Artopé lập tức bị hấp dẫn bởi những miêu tả về sự kết hợp giữa đổi mới trong việc làm răng và kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực công nghệ.

“Đó là một điều thú vị. Hơn nữa, không ai ở châu Á từng làm bất cứ điều gì giống như vậy vào thời điểm đó”, ông nói với KrASIA trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Theo thông tin mới nhất trên website của Zenyum, hiện họ đã hiện diện ở Singapore, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia và Việt Nam.

Artopé cho biết, người Singapore trước đây chỉ có hai lựa chọn để niềng răng là niềng răng mắc kim loại hoặc niềng răng vô hình có giá lên tới 8.000 SGD. Bằng cách sử dụng các công nghệ mới, công ty có thể mang lại hiệu quả cao với giá cả thấp hơn 70%, khoảng 2.400 SGD ở Singapore, tương đương 37 triệu đồng.

Cách đây không lâu, Zenyum đã huy động được 13,6 triệu USD tài trợ series A từ RTP Global, Sequoia India, TNB Aura và chi nhánh đầu tư của Enterprise Singapore là Seeds Capital, cùng những người khác. Đây cũng là một phần của Surge - một chương trình mở rộng quy mô nhanh chóng dành cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu ở Ấn Độ và Đông Nam Á, do Sequoia Capital India khởi xướng vào đầu năm 2019.

Trước đó, công nghệ in 3D đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trường Đại học Wake Forest ở bang North Carolina (Mỹ) đang phát triển công nghệ in ghép da có thể in trực tiếp lên phần cơ thể của nạn nhân bị bỏng, nhà nghiên cứu Hod Lipson ở Đại học Cornell (Mỹ) đang phát triển kỹ thuật in sụn để áp dụng vào phẫu thuật xương,...

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc: Trái tim đầu tiên được in 3D bằng tế bào của chính bệnh nhân

Trái tim in 3D đầu tiên trên thế giới này có các tế bào làm việc, mạch máu, tâm thất,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN