Thiên nhiên kì vĩ qua loạt ảnh thắng giải BigPicture 2020

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Cuộc thi chụp ảnh thiên nhiên năm 2020 đã khép lại với hơn 6.500 bài dự thi từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc thi lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Được tổ chức thường niên, cuộc thi ảnh tự nhiên của BigPicture đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho giới nhiếp ảnh gia chuyên tìm kiếm vẻ đẹp từ môi trường thiên nhiên. Vượt qua hơn 6.500 bài dự thi từ khắp hành tinh, các tác phẩm xuất sắc ở 7 hạng mục đã được chọn ra và trao giải.

Người đạt giải cao nhất sẽ nhận tiền thưởng 5.000 USD, tác phẩm sẽ được giới thiệu qua các triển lãm ảnh trên toàn cầu. Các giải khác cũng hấp dẫn không kém với mức thưởng 1.000 USD, 2.000 USD khác nhau. Dưới đây là các bài dự thi nổi bật đã xuất sắc giật được giải năm nay.

Chiến thắng chung cuộc: “Quả bóng thỏ” bởi Andy Parkinson. Tác giả đã dành 15 năm để ghi lại cuộc sống của những con thỏ rừng ở Scotland. Trong một đêm tuyết và sau nhiều giờ canh máy, ông đã chụp được bức ảnh một chú thỏ nằm cuộn tròn để chống chọi với cái lạnh xung quanh.

Chiến thắng chung cuộc: “Quả bóng thỏ” bởi Andy Parkinson. Tác giả đã dành 15 năm để ghi lại cuộc sống của những con thỏ rừng ở Scotland. Trong một đêm tuyết và sau nhiều giờ canh máy, ông đã chụp được bức ảnh một chú thỏ nằm cuộn tròn để chống chọi với cái lạnh xung quanh.

Giải nhất hạng mục Cuộc sống ở đại dương: “Nhà đóng băng di động” bởi Greg Lecoeur. Bức ảnh này được chụp trong chuyến thám hiểm biển của tác giả ở bán đảo Nam Cực, tác phẩm này cũng giúp ông thắng giải Ảnh Đại dương 2020 cách đây không lâu, ghi lại cuộc sống dưới mặt nước của bầy hải cẩu.

Giải nhất hạng mục Cuộc sống ở đại dương: “Nhà đóng băng di động” bởi Greg Lecoeur. Bức ảnh này được chụp trong chuyến thám hiểm biển của tác giả ở bán đảo Nam Cực, tác phẩm này cũng giúp ông thắng giải Ảnh Đại dương 2020 cách đây không lâu, ghi lại cuộc sống dưới mặt nước của bầy hải cẩu.

Giải nhất hạng mục Cuộc sống hoang dã trên cạn: “Báo Cheetah đi săn” bởi Yi Liu. Tác giả chia sẻ mình chụp được bức ảnh này trong một lần tham quan Khu bảo tồn Quốc gia Maasai Mara ở Kenya và bất ngờ chứng kiến được cảnh tượng.

Giải nhất hạng mục Cuộc sống hoang dã trên cạn: “Báo Cheetah đi săn” bởi Yi Liu. Tác giả chia sẻ mình chụp được bức ảnh này trong một lần tham quan Khu bảo tồn Quốc gia Maasai Mara ở Kenya và bất ngờ chứng kiến được cảnh tượng.

Giải nhất hạng mục Loài có cánh: “Một ngụm nước” bởi Piotr Naskrecki. Tại công viên quốc gia Gorongosa của Mozambique, nước lên xuống theo mùa. Mực nước trên các sông hồ sẽ dâng lên vào mùa đông nhưng đến mùa hè tất cả chỉ còn lại những lớp bùn. Đây là hình ảnh con dơi ngón tay dài sà xuống uống nước sau mùa hè khô hạn.

Giải nhất hạng mục Loài có cánh: “Một ngụm nước” bởi Piotr Naskrecki. Tại công viên quốc gia Gorongosa của Mozambique, nước lên xuống theo mùa. Mực nước trên các sông hồ sẽ dâng lên vào mùa đông nhưng đến mùa hè tất cả chỉ còn lại những lớp bùn. Đây là hình ảnh con dơi ngón tay dài sà xuống uống nước sau mùa hè khô hạn.

Giải nhất hạng mục Hệ sinh thái thực vật: “Cây sundew” bởi Edwin Giesbers. Trong bức ảnh này, hạt nhựa long lanh của cây sundew đang phát sáng rực rỡ, chúng có khả năng dính chặt những con côn trùng bị thu hút và lỡ đậu vào đây.

Giải nhất hạng mục Hệ sinh thái thực vật: “Cây sundew” bởi Edwin Giesbers. Trong bức ảnh này, hạt nhựa long lanh của cây sundew đang phát sáng rực rỡ, chúng có khả năng dính chặt những con côn trùng bị thu hút và lỡ đậu vào đây.

Giải nhất hạng mục Nghệ thuật của tạo hóa: “Tuyết lở” bởi Juan Jesús González Ahumada. Các lớp trầm tích nhiều màu kết hợp với nước sông màu đỏ tạo ra hiệu ứng hình ảnh đặc biệt trên sông Tinto nằm ở phía tây Tây Ban Nha.

Giải nhất hạng mục Nghệ thuật của tạo hóa: “Tuyết lở” bởi Juan Jesús González Ahumada. Các lớp trầm tích nhiều màu kết hợp với nước sông màu đỏ tạo ra hiệu ứng hình ảnh đặc biệt trên sông Tinto nằm ở phía tây Tây Ban Nha.

Giải nhất hạng mục Con người/Tự nhiên: “Nạn nhân của mèo” bởi Jak Wonderly. Mỗi năm, các nhân viên tại WildCare, một tổ chức cứu hộ động vật ở bang Californi (Mỹ) đều giải cứu hàng trăm con chim bị mèo vồ và tái thả chúng vào tự nhiên.

Giải nhất hạng mục Con người/Tự nhiên: “Nạn nhân của mèo” bởi Jak Wonderly. Mỗi năm, các nhân viên tại WildCare, một tổ chức cứu hộ động vật ở bang Californi (Mỹ) đều giải cứu hàng trăm con chim bị mèo vồ và tái thả chúng vào tự nhiên.

Giải nhất hạng mục Cùng sinh tồn: “Chiến binh hộ mệnh” bởi Ami Vitale. Bức ảnh được chụp tại khu bảo tồn voi Reteti ở Kenya, lúc này một người đàn ông thuộc bộ tộc Samburu vuốt ve một con hươu cao cổ. Khu bảo tồn được những người Samburu thành lập để bảo vệ voi và các loại động vật hoang dã khác.

Giải nhất hạng mục Cùng sinh tồn: “Chiến binh hộ mệnh” bởi Ami Vitale. Bức ảnh được chụp tại khu bảo tồn voi Reteti ở Kenya, lúc này một người đàn ông thuộc bộ tộc Samburu vuốt ve một con hươu cao cổ. Khu bảo tồn được những người Samburu thành lập để bảo vệ voi và các loại động vật hoang dã khác.

Một con voi thò cái vòi của nó vào bếp để tìm thức ăn, nhưng không có gì cho nó hết. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Gunther De Bruyne.

Một con voi thò cái vòi của nó vào bếp để tìm thức ăn, nhưng không có gì cho nó hết. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Gunther De Bruyne.

Trong bức ảnh này của nhiếp ảnh gia Agorastos Papatsanis, những cây nấm có thể ăn được nhưng nằm lọt trong một cánh rừng đầy ma mị ở Deskati, Hy Lạp.

Trong bức ảnh này của nhiếp ảnh gia Agorastos Papatsanis, những cây nấm có thể ăn được nhưng nằm lọt trong một cánh rừng đầy ma mị ở Deskati, Hy Lạp.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư ảnh đoạt giải đặc biệt cuộc thi nhiếp ảnh bị Canon sửa từ ”CHÓ” thành ”GÀ”

Đại diện truyền thông của Canon tại Việt Nam xác nhận, ban tổ chức cuộc thi có can thiệp, sửa chữ “CHÓ“ trong bức ảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Niên ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN