Startup công nghệ Việt tìm cách sống sót sau đại dịch COVID-19

Sự kiện: Công nghệ

Tự tìm cách sống sót để vượt qua đại dịch COVID-19 sẽ là bài toán của đa phần startup Việt Nam trong thời "bình thường mới".

Một cuộc khảo sát từ startup Genome, 74% các startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên toàn thời gian vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu dịch kéo dài hơn, 2/3 các startup sẽ rơi vào tình trạng cạn vốn và sẽ phải đóng cửa. Ở thị trường tiếp nhận vốn đầu tư nhiều như Trung Quốc, sụt giảm 57% số lượng đầu tư so với cùng kỳ cũng diễn ra tại quốc gia này. Trong khi đó, dù Việt Nam đã khống chế dịch COVID-19 sớm nhưng khó khăn về tài chính cũng đang bủa vây nhiều startup Việt.

Các startup Việt đang phải tìm cách sống sót ở thời "bình thường mới" sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

Các startup Việt đang phải tìm cách sống sót ở thời "bình thường mới" sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

Khó tiếp cận nguồn vốn vay hay quỹ đầu tư

Theo chia sẻ của nhiều startup, dù Chính phủ có gói hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19 nhưng để nguồn vốn này đến với startup là rất khó khăn. Không riêng gì khi có đại dịch, mô hình nhiều rủi ro như startup lâu nay vốn đã ít khi nhận được các khoản vay từ ngân hàng. Lo ngại nợ xấu lớn là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng không mặn mà cho startup vay, đặc biệt là các mô hình là sản phẩm trí tuệ, thiếu tài sản thế chấp hay không có các hợp đồng đã ký kết đảm bảo.

Dòng tài chính khác từ các quỹ đầu tư cũng là chặng đường chông gai. Các quỹ ngoại sẽ thận trọng cao vì việc cách ly 14 ngày tại Việt Nam và 14 ngày sau khi trở về cũng là một trong những rào cản. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư của các quỹ mạo hiểm ngoại cũng không còn dồi dào như trước, do vậy các danh mục đầu tư ngày càng thắt chặt cũng như đối tượng startup được nhắm đến cũng sẽ được chọn lọc kỹ hơn.

Hiện tại, các quỹ đầu tư tại Việt Nam hoặc đầu tư thiên thần là con đường khả dĩ cho các startup. Tuy nhiên để có thể nhận được các nguồn đầu tư của quỹ nội, các startup cần chứng minh được mô hình kinh doanh, đặc biệt các startup đã kiếm được doanh thu sẽ có lợi thế trong cuộc đua nhận được sự quan tâm từ các quỹ đầu tư.

Tự lực cánh sinh là ưu tiên hàng đầu

Giải quyết bài toán sống còn là lượng tiền mặt có thể duy trì trong nhiều tháng. Các bài toán bao gồm cân đối dòng tiền hay nguồn tiền đảm bảo sống sót là bài toán của đa phần startup. Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy từ quỹ ESP, các startup cần ưu tiên về tiền mặt trong đó có việc giảm giá sản phẩm, giảm lợi nhuận để duy trì dòng tiền. Ngoài ra startup cũng cần tối ưu chi phí để cắt giảm những khoản chi không cần thiết và tìm cách duy trì đội ngũ cần thiết. Tuy nhiên ở ESP, họ vẫn đang tìm kiếm những startup phù hợp để có thể rót vốn sau dịch COVID-19.

Startup công nghệ tại Việt Nam khá đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chấm công, y tế cho tới ẩm thực, logistics,... (Ảnh: Tanca.io)

Startup công nghệ tại Việt Nam khá đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chấm công, y tế cho tới ẩm thực, logistics,... (Ảnh: Tanca.io)

Ở phương diện startup, ông Trần Viết Quân sáng lập Tanca.io - nền tảng quản lý công việc và nhân sự cho biết, tìm cách tự lực cánh sinh trong ít nhất từ 3 đến 6 tháng là chiến lược cần thực thi song song với việc tìm kiếm nguồn vốn. Theo ông Quân, các thỏa thuận đã chốt với nhà đầu tư trước dịch COVID-19 có nhiều cơ hội hơn là sau dịch; các thỏa thuận sau dịch sẽ có nguy cơ bị đình trệ, kéo dài hoặc thậm chí bị từ chối. Do vậy cách tốt nhất là các Startup cần tìm cách tự cứu mình thay vì chỉ trông chờ duy nhất phao cứu sinh từ bên ngoài. Nếu có thỏa thuận đủ tốt, startup nên chốt deal nhanh chóng.

Sau đại dịch COVID-19 đang hình thành trạng thái “bình thường mới", nghĩa là hành vi tiêu dùng của thị trường sẽ bị thay đổi theo một xu hướng khác và đây có thể là mảnh đất cho các startup tận dụng thế mạnh sáng tạo và đi nhanh của mình. Anh Nguyễn Duy Vĩ - Founder của Bu's food cho biết, việc đẩy mạnh bán online đã là chiến lược bán hàng từ lâu và trong đại dịch COVID-19. Giờ đây, việc đẩy mạnh xuất khẩu bánh bột lọc của mình qua Mỹ hay Úc lại là một cơ hội mới để anh mở rộng thị trường.

Trong khi đó, nền tảng Tanca.io đã tận dụng thế mạnh chấm công điện thoại để tăng cường tiếp cận khách hàng khi chấm công - một cơ hội trước thực tế máy vân tay ẩn chứa nhiều rủi ro tiếp xúc. Chỉ sau khi kết thúc cách ly xã hội, nền tảng này cũng nhanh chóng đưa ra thêm tính năng quản lý công việc và dự án khi mà nhu cầu của khách hàng chuyển sang làm việc trực tuyến càng ngày càng gia tăng.

Lĩnh vực y tế cũng tận dụng được cơ hội của mình ngay trong đại dịch COVID-19. eDoctor - một startup nền tảng y tế trực tuyến sau khi huy động được 1 triệu USD từ các quỹ đã nhanh chóng tận dụng nhận thức của xã hội đang thay đổi về cách thức khám sức khỏe trực tuyến để mở rộng thị trường. Anh Vũ Thanh Long - đồng sáng lập eDoctor cho biết, nền tảng này đã tăng trưởng hơn 50% trong dịch và hiện tại vẫn tăng trưởng nhanh nhờ tận dụng xu hướng chuyển đổi số đang tăng nhanh ở lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

Điểm chung của các startup này là tìm ra các cơ hội mới trong đại dịch, triển khai một cách nhanh chóng và đưa ra thị trường để tận dụng xu hướng chuyển dịch đang diễn ra. Các cuộc khủng hoảng dù mang đến những thách thức không nhỏ cho đa phần các startup nhưng đó cũng có thể là cơ hội sàng lọc các startup đủ tốt để vượt qua giai đoạn khủng hoảng để tiến đến một thời kỳ phát triển nhanh hơn trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Startup từng từ chối 7 tỉ đồng của các ”cá mập” tại Shark Tank giờ ra sao?

Chào mời 6,82 tỉ đồng cho 10% cổ phần nhưng các "cá mập" muốn lấy tới 30 - 40% với cùng số tiền đó, startup đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN