Robot Sophia mặc áo dài trắng đăng đàn phát biểu ấn tượng về 4.0 tại Việt Nam

Sự kiện: Công nghệ Robot Sophia

Robot Sophia vừa xuất hiện ở Hà Nội trong trang phục áo dài trắng và trả lời câu hỏi của phóng viên ICTnews tại Diễn đàn cấp cao về 4.0. Sophia nói rằng: Công nghệ sẽ tạo công ăn việc làm mới cho các bạn chứ không phải tước đoạt đi công ăn việc làm.

Sáng nay, 13/7/2018, robot Sophia - Quán quân sáng tạo của Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), một robot được Ả Rập Xê-út cấp quyền công dân như con người, đã có mặt tại Việt Nam, giao lưu và chia sẻ về một số vấn đề của Cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình này nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 chủ đề: “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự sự kiện quan trọng này.

Robot Sophia mặc áo dài trắng đăng đàn phát biểu ấn tượng về 4.0 tại Việt Nam - 1

Robot Sophia vừa xuất hiện ở Hà Nội trong trang phục áo dài trắng và trả lời hỏi của phóng viên ICTnews tại Diễn đàn cấp cao về 4.0.

Robot Sophia xuất hiện trong diễn đàn cùng với chiếc áo dài trắng và trả lời 3 câu hỏi tại Diễn đàn cấp cao về cuộc cách mạng 4.0. Mở đầu phần giao lưu, Sophia nói: “Tôi là robot được thiết kế để sử dụng trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn thế giới biết về sự phát triển bền vững và những robot như tôi sẽ giúp mọi người đạt được thành tựu này nhanh hơn”.

Trả lời câu hỏi đầu tiên của ICTnews về vấn đề những quốc gia như Việt Nam cần có những chiến lược như thế nào để không bị tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Robot Sophia trả lời bằng tiếng Anh rằng: "Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đứng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế. Công nghệ sáng tạo ở các quốc gia như Việt Nam cần khuôn khổ chính sách. Chính phủ cần chú trọng khu vực tư nhân, các tổ chức như UNDP, các tổ chức cộng đồng… đảm bảo cho công nghệ như thế này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người”.

Sophia còn cho rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ là bình diện quan trọng để hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển đồng đều, toàn diện tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ những người ở nghèo nhất trong xã hội. Trí tuệ nhân tạo giúp chúng ta có tiêu chí phù hợp nhất. Đảm bảo công nghệ hỗ trợ cho Việt Nam trong tương lai.

Trà lời 2 câu hỏi khác liên quan đến vấn đề cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia như Việt Nam, Sophia cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo. Việt Nam sẽ là một trong những hình mẫu đi đầu cho thế giới cần noi theo trong việc ứng dụng công nghệ. Công nghệ sẽ tạo công ăn việc làm mới cho các bạn chứ không phải tước đoạt đi công ăn việc làm. Hiện tại, chúng ta có thể thấy điện thoại thông minh mang lại rất nhiều tiện ích cho đời sống, chẳng hạn như taxi công nghệ, công nghệ robot thực hiện tác nghiệp khó trong cuộc phẫu thuật có trình độ cao, hỗ trợ cho trẻ em trong bối cảnh khó khăn.

Sophia còn cho rằng, thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy VIệt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là một trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai. Chúng ta phải phát triển những công nghệ mới, chúng ta không thể dừng lại, dừng là sẽ bị bỏ lại phía sau.

 “Chính phủ cần xác định những ưu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những định hướng rõ ràng. Chính phủ cần làm việc với các thành phần tư nhân để từ đó giải quyết nút thắt cho tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam”, Sophia nói

Sophia là một robot hình dạng giống con người được Công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông phát triển. Sophia lần đầu tiên được xuất hiện trước công chúng vào năm 2015, có thiết kế cử động giống con người và có trí tuệ thông minh nhân tạo (AI). Mục đích Công ty Hanson Robotics chế tạo Sophia là phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng như bất kỳ con người nào để giúp con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như: chăm sóc sức khỏe, điều trị, giáo dục và các ứng dụng dịch vụ khách hàng.

Ngày 19/4/2015, Sophia được kích hoạt để hoạt động. Vào ngày 25/10/2017, Ả Rập Xêút đã gây chấn động cả thế giới khi cấp quyền công dân cho Sophia, biến Sophia thành robot đầu tiên có quốc tịch. "Tôi thực sự vinh dự và tự hào vì điều này. Đây là một dấu mốc lịch sử, khi trở thành robot đầu tiên trên thế giới được công nhận quyền công dân", Sophia đã phát biểu như vậy tại lễ ra mắt và cấp quyền công dân cho Sophia.

Robot Sophia sắp đến Việt Nam phát biểu tại hội thảo 4.0 và trả lời phỏng vấn báo giới

Sophia, robot công dân đầu tiên trên thế giới sẽ tới Việt Nam vào ngày 13/7 để tham gia trao đổi những vấn đề về cuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TK ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN