Quy định mới buộc người dân phải trả tiền để sử dụng Facebook

Mới đây, chính phủ Uganda đã thông qua một đạo luật mới yêu cầu người dân phải trả khoảng 200 shilling Uganda (tương đương 0,05 USD - 1.000 đồng) mỗi ngày để được sử dụng Facebook, WhatsApp và Twitter.

Đây là ba ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất tại quốc gia này, theo một báo cáo của Quartz. Bắt đầu từ ngày 1/7/2018, đạo luật này đã có hiệu lực khi hàng triệu người Uganda thức dậy vào buổi sáng Chủ nhật và không thể truy cập mạng xã hội. 

Quy định mới buộc người dân phải trả tiền để sử dụng Facebook - 1

Chia sẻ với tờ Uganda Daily Monitor, Tổng thống Yoweri Museveni cho biết đạo luật được thiết kế để cho phép chính phủ có ngân sách đối phó với vấn nạn tin tức giả mạo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền thu được như thế nào vẫn chưa được chính phủ nêu rõ. 

Ngay lập tức, người dân Uganda đã phản đối việc thi hành đạo luật mới. Nhiều người lên Facebook, WhatsApp và Twitter để nói lên sự bất đồng, lưu ý, vấn đề ở đây không phải về tiền bạc mà là đạo luật này sẽ làm công dân Uganda mất đi tiếng nói. Người dùng @agabacollins đã tweet trên Twitter như sau: “Cơ hội nói lên tình trạng của xã hội, kinh tế và chính trị của chúng tôi đang bị hạn chế”. 

Sự phẫn nộ của người dân với chính sách thuế mới đang ngày càng tăng cao, việc thu thuế đối với mạng xã hội sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận thông tin và nói lên tiếng nói của những người nghèo tại Uganda. Lệ phí mới dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và tiền điện thoại di động.

Quy định mới buộc người dân phải trả tiền để sử dụng Facebook - 2

Để lách luật, nhiều người rành công nghệ tại Uganda đã chuyển sang sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để truy cập Facebook, Twitter và WhatsApp. Tuy nhiên, nếu bị phát hiện sẽ bị truy tố về tội trốn thuế. Người dùng Twitter @solonomking chia sẻ: “Tiền thuế  không phải là lý do chính khiến mọi người chuyển sang VPN, nhưng đánh thuế mọi thứ trên một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi tham nhũng là không nên”.

Ngay sau khi có hiệu lực, một nhóm luật sư tại Uganda đã yêu cầu tòa án hủy bỏ đạo luật. Hiện tại, người dân Uganda chỉ có thể sử dụng mạng xã hội khi đã đóng thuế hoặc tìm kẽ hở để lách luật và đối mặt với án phạt nếu bị phát hiện.

Chính phủ Uganda từ lâu đã có vấn đề với các ứng dụng mạng xã hội. Vào tháng 2-2016, cơ quan điều hành viễn thông của nước này đã chặn Internet khi diễn ra các cuộc bầu cử, có vẻ bề ngoài vì mục đích an ninh. Năm nay, cơ quan quản lý đã đề xuất thu thuế khi người dân sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, được thiết kế để hạn chế tin tức giả mạo và tăng thêm hàng tỷ shilling cho chính phủ. Trước đó, Tổng thống Yoweri Museveni đã phàn nàn rằng những cuộc nói chuyện, nhắn tin trên mạng xã hội đã khiến nước này lãng phí thời gian và làm giảm thu nhập. 

Các nhà viễn thông lớn như MTN, Airtel và Africell đã ban hành một tuyên bố chung thông báo cho khách hàng về cách nộp thuế mới thông qua các dịch vụ của MTN và Airtel. Theo World Bank, mức độ sử dụng Internet ở Uganda chỉ dừng lại ở con số 22%, trong đó mạng xã hội phổ biến nhất vẫn là Facebook, WhatsApp và Twitter.

Quy định mới buộc người dân phải trả tiền để sử dụng Facebook - 3

Đa số các ứng dụng miễn phí hiện nay đều cung cấp quảng cáo đi kèm, tất nhiên cả Facebook lẫn Google cũng không ngoại lệ. Trước đó, giám đốc điều hành Facebook - Sheryl Sandberg cũng đã hé lộ về lựa chọn trả phí nếu người dùng muốn dùng Facebook “sạch” và không bị khai thác thông tin nhằm mục đích quảng cáo. Bà Sandberg cho biết công ty không thể loại bỏ quảng cáo hoàn toàn ở mức độ cao nhất, trừ khi Facebook trở thành sản phẩm trả tiền.

Tuyên bố của bà Sheryl Sandberg được đưa ra trong thời điểm Facebook làm rò rỉ của 87 triệu người dùng liên quan đến công ty Cambridge Analytica. Hiện tại Facebook vẫn chưa tiết lộ kế hoạch ra mắt phiên bản có thu phí.

Facebook sẽ phát sóng trực tiếp giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam

Facebook đã bỏ ra số tiền 200 triệu USD để mua bản quyền tổng cộng 380 trận đấu/mùa giải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN