Phản ánh tiêm chủng vắc-xin COVID-19: Bộ TT&TT hướng dẫn nhiều điểm mới

Nếu thông tin tiêm chủng của người dân bị sai sót, chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ, hãy phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 trước ngày 25/10/2021.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 (gọi tắt là Nền tảng) đang được Bộ Y tế và 63/63 tỉnh, thành sử dụng phục vụ chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng.

Tới nay, Nền tảng đã cấp khoảng 12.000 tài khoản cho cán bộ y tế các cấp, quản lý hơn 45 triệu người, hơn 20 triệu người tải ứng dụng (app). Sau khoảng gần 4 tháng triển khai, Nền tảng đã ghi nhận thông tin của khoảng 58,6 triệu mũi tiêm, chiếm 96% mũi tiêm thực tế.

Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19.

Nếu những thông tin tiêm chủng của người dân bị sai sót, chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ, hãy phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tiemchungcovid.gov.vn) trước ngày 25/10/2021. Sau ngày 25/10/2021, nếu vẫn còn sai sót, người dân phản ánh trực tiếp với cơ sở tiêm chủng nơi mình đã tiêm.

Hiện, mới có 7 địa phương trên cả nước tổ chức tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân về sai sót, thiếu thông tin dữ liệu tiêm chủng. Trong đó, TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh cho người dân: Tiếp nhận 1,6 triệu phản ánh và xử lý được 1,5 triệu phản ánh, chiếm tỉ lệ 93%.

Ghi nhận ở phạm vi toàn quốc, đã có 2,7 triệu phản ánh, trong đó có 1,6 triệu phản ánh đã được xử lý. Trong 2,7 triệu phản ánh, có tới 1,2 triệu phản ánh chưa có mũi tiêm nào, tức là chưa được nhập vào hệ thống.

Chức năng phản ánh tiêm chủng COVID-19.

Chức năng phản ánh tiêm chủng COVID-19.

Bộ TT&TT đề nghị, từ nay trở đi, trước khi đi tiêm, người dân nên tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và khai báo thông tin chính xác. Khi tiêm, xuất trình giấy tờ tùy thân là thẻ CCCD đối với công dân Việt Nam, hoặc hộ chiếu đối với công dân nước ngoài.

Sau khi tiêm, trong thời gian chờ theo dõi phản ứng sau tiêm (khoảng 30 phút), người dân hãy kiểm tra ngay thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử, và đề nghị cơ sở tiêm kiểm tra lại nếu chưa nhìn thấy chứng nhận tiêm, Bộ TT&TT hướng dẫn.

Về công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng cho nền tảng số này, từ tháng 7 - 10/2021 do Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và lực lượng tại chỗ của Viettel thực hiện. Từ ngày 15/10/2021, đã bổ sung thêm sự tham gia kiểm tra, đánh giá của các Cục A05, A06 (Bộ Công an) và Bộ Tư lệnh 86.

Nguồn: [Link nguồn]

Ứng dụng PC-Covid, VNEID và Sổ sức khỏe điện tử khác gì nhau?

Mỗi ứng dụng có một vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Ứng dụng PC-Covid phòng COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN