Olympic Tokyo 2020: Đồ họa truyền hình siêu thực khiến người xem "hoa mắt"

Sự kiện: Công nghệ

Các công nghệ đồ họa này thực đến mức những chiếc thuyền hay sóng nước tác động lên cũng tạo ra hiệu ứng rất thật.

Tại thế vận hội Olympic 2020 đang diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, hàng loạt công nghệ hiện đại đã được ứng dụng vào việc thể hiện các thông tin liên quan tới vận động viên, khu vực thi đấu,... Đặc biệt với các môn thể thao dưới nước như chèo thuyền hay bơi lội.

Công nghệ đồ họa truyền hình ứng dụng vào môn bơi tại Olympic Tokyo 2020.

Công nghệ đồ họa truyền hình ứng dụng vào môn bơi tại Olympic Tokyo 2020.

Theo Nikkei Asia, công ty Omega (một nhà sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ) phụ trách việc thu thập dữ liệu của các vận động viên trong thế vận hội này thông qua các cảm biến nhỏ được gắn vào áo của tất cả vận động viên. Nó có khả năng thu thập và phân tích khoảng 2.000 bộ dữ liệu mỗi giây.

Chẳng hạn, tốc độ của một kình ngư khi đang bứt tốc về đích là thông tin rất giá trị khi có sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều vận động viên. Đối với bóng chuyền, một camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đo vị trí bóng phát lên hay cú nhảy của vận động viên cao tới đâu. Tất cả các thông tin này được xử lý và trả kết quả siêu tốc theo thời gian thực, tùy bộ phận kỹ thuật có muốn cho hiển thị lên màn ảnh truyền hình hay không.

Ngoài các công nghệ tích hợp liên quan thông số của vận động viên, nhiều công nghệ khác cũng được ứng dụng như thể hiện tên, vị trí xuất phát của kình ngư trên mặt nước, đo và hiển thị tốc độ gió trong môn bắn cung,... Các thông số này khi được xử lý đồ họa để hiển thị trên truyền hình sẽ thực đến mức những chiếc thuyền hay sóng nước tác động lên cũng tạo ra hiệu ứng rất thật.

Công nghệ đồ họa y như thật khiến người xem lên mạng xã hội thắc mắc.

Công nghệ đồ họa y như thật khiến người xem lên mạng xã hội thắc mắc.

Theo công ty phụ trách, các công nghệ của Omega có thể đo lường toàn bộ hiệu suất của một vận động viên. Dữ liệu sau đó sẽ được chia sẻ với các vận động viên, huấn luyện viên và có thể dùng để phân tích, phát triển các chương trình đào tạo trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số đội tuyển tham gia Olympic Tokyo 2020 đến từ các cường quốc cũng được trang bị những công nghệ riêng. Với đội bóng chày Nhật Bản, công ty công nghệ thể thao Đan Mạch là TrackMan đã xây dựng công nghệ phân tích mọi cú ném hoặc đánh bóng. Đối với các cú ném, nó có thể đo tốc độ thả, xoáy, trục quay, chiều cao thả, góc thả, giúp huấn luyện viên biết được cầu thủ đã đạt phong độ tốt nhất hay chưa.

Nguồn: [Link nguồn]

10 thương vụ triệu đô của làng công nghệ Việt nửa đầu năm COVID-19 thứ 2

Dù cho đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng các thương vụ đầu tư, hợp tác trị giá triệu USD vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN