Lý do khiến hãng bảo mật Kaspersky của Nga đặt trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á

Trung tâm Minh bạch đầu tiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky được đặt tại Cơ quan An ninh mạng Chính phủ Malaysia (CyberSecurity Malaysia).

Kaspersky vừa công bố thành lập Trung tâm Minh bạch đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, đặt tại Cơ quan An ninh mạng của Chính phủ Malaysia (CyberSecurity Malaysia). Ngoài ra còn có một Trung tâm Minh bạch thứ khác của Kaspersky sẽ được đặt tại Menara Cyber Axis, Cyberjaya, bên cạnh các cơ quan phụ trách những vấn đề về mạng trọng yếu của Malaysia.

Tương tự hai trung tâm tại Zurich và Madrid, Kaspersky cho biết, Trung tâm Minh bạch tại Malaysia sẽ là cơ sở để đối tác của Kaspersky cũng như cơ quan nhà nước có thể đến và kiểm tra mã nguồn của những giải pháp từ Kaspersky. Trung tâm mới này còn có chức năng cung cấp thông tin về các giải pháp xử lý dữ liệu và công nghệ của Kaspersky.

Kaspersky đặt Trung tâm Minh bạch tại Malaysia để Chính phủ có thể kiểm tra mã nguồn các sản phẩm bảo mật của họ.

Kaspersky đặt Trung tâm Minh bạch tại Malaysia để Chính phủ có thể kiểm tra mã nguồn các sản phẩm bảo mật của họ.

Việc khai trương trung tâm mới này là một phần trong Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu của Kaspersky, là đứa con tinh thần mà công ty tạo ra để hướng đến giải quyết nhu cầu ngày càng cao từ phía đối tác và cơ quan Chính phủ trong việc xem xét cách thức và hiệu quả của các sản phẩm và công nghệ họ đang sử dụng. Trung tâm sẽ chào đón những vị khách đầu tiên vào đầu năm 2020.

Theo Kaspersky, sau khi được công bố vào tháng 10/2017, Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu của họ đang có tiến độ thực hiện tốt, cụ thể là:

- Kaspersky đã bắt đầu chuyển hạ tầng lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng châu Âu từ Nga sang Zurich, Thụy Sỹ, và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019. 

- Công ty đã mở hai Trung tâm Minh bạch tại châu Âu: Zurich vào tháng 11/2019 và Madrid vào tháng 6/2019. Trung tâm tại Tây Ban Nha cũng là trung tâm thông tin cho các đối tác công ty trọng yếu.

- Kể từ khi công bố bản mở rộng của chương trình Bug Bounty, Kaspersky đã giải quyết được 66 lỗi do các nhà nghiên cứu an ninh tìm ra và trao thưởng gần 45.000 USD cho người tìm ra lỗi.

- Công ty cũng hỗ trợ Disclose.io, nơi nương náu cho các nhà nghiên cứu có nguy cơ bị đe dọa bởi hậu quả pháp lý từ các phát hiện chính đáng của họ.

Kaspersky đã trao thưởng tổng cộng gần 45.000 USD cho các nhà bảo mật trong chương trình "săn" lỗ hổng Bug Bounty.

Kaspersky đã trao thưởng tổng cộng gần 45.000 USD cho các nhà bảo mật trong chương trình "săn" lỗ hổng Bug Bounty.

Về việc mở Trung tâm Minh bạch, ông Eugene Kaspersky - CEO của Kaspersky cho biết: “Chúng tôi mong muốn khách hàng và các cơ quan Chính phủ có liên quan thấy rằng các sản phẩm của chúng tôi đạt độ tin cậy 100% và đảm bảo được mức độ cao nhất về bảo mật mạng. Việc mở trung tâm này cũng cho thấy các kế hoạch của chúng tôi cho Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu vẫn đang tiến triển rất tốt”.

Ông TS. Dato’ Amirudin Abdul Wahab - CEO của CyberSecurity Malaysia cho biết: “Khi bối cảnh đe dọa an ninh mạng tiếp tục gia tăng tại Malaysia và khu vực, chúng tôi tin rằng việc các công ty tư nhân và cơ quan nhà nước xây dựng niềm tin và hợp tác chặt chẽ với nhau là vô cùng cần thiết. Việc Kaspersky sẵn lòng mở cửa về quy trình dữ liệu cho thấy họ không có gì phải che giấu. Là bên thứ ba, họ cũng sẽ chia sẻ các thông tin và cảnh báo để giúp cải thiện ngành an ninh mạng”.

Hãng bảo mật Nga cho hay, những cơ quan tư pháp của Chính phủ và khách hàng doanh nghiệp của Kaspersky có thể yêu cầu được xem các dịch vụ và giải pháp mà công ty đưa ra, bao gồm những phân tích về mối đe dọa, phân tích về an ninh, cũng như quy trình kiểm tra an ninh của ứng dụng. Họ cũng có thể xem xét mã nguồn của các giải pháp đề xuất cho người tiêu dùng tiêu biểu hay dành cho doanh nghiệp của Kaspersky như Kaspersky Internet Security (KSC), Kaspersky Endpoint Security (KES) và Kaspersky Security Center (KSC). Mã nguồn này cũng là bảng điều khiển cho các sản phẩm của Kaspersky.

Ngoài ra, các bên liên quan còn có thể xem tất cả phiên bản của phần mềm Kaspersky và bản cập nhật cơ sở dữ liệu mối đe dọa, cũng như thông tin về quy trình của công ty như việc lấy dữ liệu từ các sản phẩm Kaspersky gửi tới nền tảng đám mây Kaspersky Security Network (KSN). Quyền truy cập vào Trung tâm Minh bạch sẽ được cấp theo yêu cầu.

Có thể bạn sẽ ”sốc” với số tiền phải tiêu tốn để xử lý sự cố an ninh mạng

Từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018, chi phí trung bình của một sự cố an ninh mạng đối với doanh nghiệp là 1,23 triệu USD.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN