Bộ TT&TT đốc thúc nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Sự kiện: Chuyển đổi số

Triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng nhất trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, với người dân là trung tâm phục vụ.

Trong thời gian qua, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ cao đã được đẩy mạnh, góp phần duy trì việc cung cấp dịch vụ của các cơ quan nhà nước trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4 tại website dichvucong.gov.vn.

Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đánh giá: Hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa cao, tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến trung bình của cả nước mới đạt 23,02% và tỉ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trung bình của cả nước mới đạt 24,89%.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Do đó, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương nhằm đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan nhà nước triển khai đồng bộ 7 giải pháp cấp bách sau:

- Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 với các thủ tục hành chính đủ điều kiện.

- Giao chỉ tiêu tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến tới từng cơ quan nhà nước của bộ, tỉnh năm 2022; hướng tới đạt được mục tiêu nêu tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, đó là: 80% DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến. 

- Ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT như giảm thời gian xử lý hồ sơ; giảm lệ phí thực hiện DVCTT.  

- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với một số loại hình DVCTT tương ứng với một số đối tượng người dân sử dụng phù hợp, khả thi trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ. 

- Kết nối, khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh và các hệ thống thông tin có phạm vi quy mô từ trung ương tới địa phương đã sẵn sàng để giảm thiểu giấy tờ cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT. Trước hết, kết nối, khai thác và sử dụng ngay các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. 

- Triển khai các tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số, trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT. 

- Kết nối toàn diện, triệt để Cổng Dịch vụ công/Hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số của Bộ TT&TT để đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng DVCTT của các cơ quan nhà nước, từ đó cải tiến chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT.

STT Cơ sở dữ liệu/Hệ thống thông tin

Mục đích

1

Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Các cơ quan nhà nước nói chung: Khai thác thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhằm hỗ trợ xác thực, xác minh thông tin doanh nghiệp; hỗ trợ tự động điền vào các biểu mẫu điện tử của dịch vụ công.

- Đối với các địa phương: Khai thác trạng thái xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn của mình; thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trên địa bàn của địa phương mình (Tránh tình trạng phải nhập thông tin phục vụ quản lý, thống kê, báo cáo trên 2 phần mềm).

2

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an)

Giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho xã hội khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp DVCTT: Không phải chứng thực, nộp giấy tờ liên quan đến công dân (sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân...) mỗi khi thực hiện thủ tục hành chính; không phải cung cấp, kê khai thông tin một cách thủ công nhiều lần; công chức xử lý hồ sơ thuận tiện, nhanh chóng, không phải nhập dữ liệu thủ công trên các phần mềm khác nhau; chưa kể chi phí lưu trữ bản giấy, rủi ro khi tham gia giao thông.

3

Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam)

- Khai thác thông tin phục vụ phòng, chống dịch COVID-19;

- Khai thác các thông tin về hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo hiểm; thông tin thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.

4

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (phân hệ tập trung tại Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Khai thác bản đồ số, dữ liệu danh mục dùng chung lĩnh vực đất đai, thông tin quy hoạch đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai của các địa phương phục vụ quản lý nhà nước, phát triển các ứng dụng về quản lý đất đai (LIS) được hiệu quả, đảm bảo đồng bộ trường) trên cả nước.

5

Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp)

Khai thác thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trong toàn quốc.

6

Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (Bộ Tài chính)

- Đối với địa phương: Phục vụ đồng bộ tự động thông tin về giá từ CSDL về giá của địa phương với CSDL quốc gia về giá do Bộ Tài chính quản lý bảo đảm sự thống nhất thống tin về giá ở các cơ quan ở Trung ương và địa phương;

- Đối với các cơ quan nhà nước: Truy vấn thông tin về giá từ CSDL quốc gia về giá phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan được kịp thời, hiệu quả.

7

Cơ sở dữ liệu đăng kiểm phương tiện (Bộ Giao thông vận tải)

Khai thác thông tin đăng kiểm của phương tiện giao thông (nhãn hiệu, loại xe, tải trọng hoàng hóa, biển số đăng ký) theo thời gian thực phục vụ nghiệp vụ quản lý giao thông vận tải, thông quan... của bộ, ngành, địa phương.

8

Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp)

- Liên thông hồ sơ từ Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm);

- Khai thác thông tin trạng thái xử lý, trả kết quả thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của các địa phương.

9

Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp)

- Liên thông hồ sơ từ Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thốngthông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm);

- Thông tin trạng thái xử lý, trả kết quả thủ tục hành chính về hộ tịch của các địa phương.

- Thực hiện liên thông hồ sơ khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm);

- Thông tin trạng thái xử lý, trả kết quả thủ tục hành chính khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

10

Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính)

Khai thác thông tin trạng thái xử lý, trả kết quả thủ tục hành chính cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách của các địa phương (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm).

11

Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Khai thác dữ liệu danh mục điện tử dùng chung phục vụ việc kết nối, tích hợp và chia sẻ một cách thống nhất trong toàn quốc.

12

Liên thông Tài nguyên Môi trường - Thuế (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Liên thông gửi phiếu chuyển nghĩa vụ tài chính khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đấtđai giữa Hệ thống một cửa điện tử/Cổng Dịch vụ công với phần mềm chuyên ngành đăng ký đất đai và Hệ thống của Tổng cục Quản lý đất đai để gửi sang hệ thống của Tổng cục Thuế.

13

Hệ thống quản lý giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải)

Phục vụ các địa phương tra cứu thông tin hồ sơ thủ tục hành chính theo thời gian thực, cho phép lấy về danh sách hồ sơ thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm).

14

Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng

Phục vụ đồng bộ trạng thái xử lý, trả kết quả, hồ sơ giải thủ tục hành về thông báo nhà ở hình thànhtrong tương lai đủ điều kiện bán, cho thuê mua giữa Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng và Cổng dịch vụ công của địa phương (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm).

15

Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Trạng thái tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích(Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg).

16

Hệ thống mã bưu chính Vpostcode (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam)

Khai thác địa chỉ số cho mọi nhà kết hợp giữa mã bưu chính quốc gia và mã vị trí trên bản đồ số phục vụ phát triển các ứng dụng có chức năng tra cứu, chỉ đường, chia sẻ vị trí trực tuyến một cách chính xác, tiện lợi.

17

Hệ thống dịch vụ, tiện ích của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

Cung cấp thêm kênh để công dân các địa phương có thể đăng ký cấp điện mới, upload hình ảnh hồ sơ, tra cứu thông tin cắt điện trên cổng thông tin, ứng dụng di động của địa phương; các địa phương có thông tin tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh theo năm, thông tin tiêu thụ điện theo địa bàn cấp huyện theo tháng phục vụ việc quản lý, chỉ đạo điều hành, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển điện tại địa phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều thủ tục hành chính liên quan đất đai sắp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Thêm 24 dịch vụ công trực tuyến sẽ sớm được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong năm 2022, trong đó có thủ tục về đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN