Thống kê sốc về thời gian bóng "chết": Bù giờ không hiệu quả, FIFA cần làm gì?
Theo thống kê từ Opta, thời gian bóng "chết" đang chiếm hơn 40% tổng thời gian thi đấu tại tất cả các giải đấu ở châu Âu.
Bóng đá là một bộ môn thể thao lâu đời nhưng vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ khán giả nhờ sự hấp dẫn, kịch tính và bất ngờ thông qua từng trận đấu. Trong những năm qua, liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã cố gắng cải thiện chất lượng để giúp khán giả cũng như chính các cầu thủ cảm thấy dễ chịu nhất.
Thời gian bóng "sống" không quá nổi 60% tổng thời gian thi đấu, kể cả ở World Cup 2022 theo thống kê từ Opta
Tuy nhiên, một vấn đề vẫn đang tồn tại từ lâu vẫn chưa được khắc phục. Đó là khoảng thời gian “bóng chết” trong những trận đấu. Theo nghiên cứu từ Opta trong mùa giải 2022/23 tính cho tới khi World Cup kết thúc, không một giải đấu hàng đầu tại châu Âu nào thời gian bóng “sống" quá nổi 60% thời gian của một trận đấu.
Tính cả thời gian bù giờ của cả hai hiệp, các trận đấu trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu là Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha thường diễn ra trong khoảng từ 96-98 phút. Tuy nhiên, thời gian bóng thực sự lăn chỉ rơi vào khoảng từ 53 đến 57 phút. Điều này đồng nghĩa với việc các khán giải phải bỏ gần như một nửa thời gian để xem bóng “chết”.
Đó có thể là tình huống dàn xếp đá phạt, ném biên nhưng cũng có thể là những tình huống cắt còi vì va chạm hay chỉ đơn giản là cầu thủ “câu giờ’ hoặc ăn mừng bàn thắng. Đây là điều cực kỳ bất cập đối với bóng đá hiện đại nhưng để tìm ra được giải pháp lại không hề dễ dàng.
Tại World Cup 2022, FIFA đã thử nghiệm việc tính đủ thời gian bóng “chết”. Ví dụ như trận đấu giữa Anh và Iran, thời gian bù giờ lên tới 24 phút (14 phút cho hiệp một và 10 phút cho hiệp hai). Đây là các trọng tài vẫn còn “nhẹ tay” bởi thời gian bù giờ thật đáng nhẽ phải… dài gấp đôi.
Thử nghiệm bắt đủ thời gian "bóng chết" tại World Cup 2022 không tạo được hiệu ứng như mong đợi
Vấn đề nằm ở chỗ thời gian bù giờ càng lâu, các cầu thủ phải thi đấu càng nhiều. Điều này ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố như thể lực cầu thủ, tỉ số trận đấu (rất nhiều bàn thắng tới ở những phút bù giờ) hay sự hấp dẫn đối với khán giả. Có những trận đấu sẽ kéo dài hơn 2 tiếng mà không cần hiệp phụ nếu bù giờ chuẩn, như vậy sẽ rất khó để thu hút khán giả nhất là khi có một đội kiên quyết “đá bóng ra biên”.
Điều này có lẽ cũng được FIFA sớm nhìn ra nên về sau, những trận đấu tại World Cup có khá ít trận đấu được bù giờ nhiều như vậy. Vậy giải pháp nào cho việc bóng “chết” quá nhiều? Có lẽ câu trả lời là bóng đá nên chuyển sang bộ đếm thời gian dừng giống như futsal hiện tại.
Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu kỹ càng bởi nếu các cầu thủ khó lòng đủ thể lực để đá 90 phút bóng “sống” thật sự. Còn nếu giảm thời lượng trận đấu xuống sẽ dễ bị coi là làm mất bản sắc bóng đá. Đây rõ ràng là cơn đau đầu không hề dễ chịu của liên đoàn bóng đá thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]
Trận đấu Việt Nam - Dortmund với một sự cố cột dọc rất hy hữu.