Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Indonesia vs Australia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Trung Quốc vs Saudi Arabia
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Triều Tiên vs Qatar
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Việt Nam vs Thái Lan
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Oman vs Hàn Quốc
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Uzbekistan
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Bahrain vs Nhật Bản
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
UAE vs Iran
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Kuwait vs Iraq
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
Mỹ vs New Zealand
Logo Mỹ - USA Mỹ
-
Logo New Zealand - NZL New Zealand
-
Mexico vs Canada
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo Canada - CAN Canada
-

NHA 2012/13: Những điểm nhấn chiến thuật

Sự kiện: Premier League 2024-25

Sự phổ biến của 4-2-3-1, lối chơi pressing, sự biến mất của các tiền đạo lùi và sơ đồ kim cương thoái trào.v.v là những điểm nhấn chiến thuật của Premier League mùa giải vừa qua.

Sự thắng thế của 4-2-3-1

Đá có thời, 4-4-2 được xem như sơ đồ mặc định của bóng đá Anh, và 4-2-3-1 là hệ thống của người TBN. Nhưng không phải bây giờ.

Mùa bóng vừa qua, sơ đồ 4-2-3-1 đã được các đội bóng Anh sử dụng tổng cộng 421 lần, nhiều nhất trong số 14 sơ đồ chiến thuật đã được áp dụng mùa qua, theo thống kê của trang Football-lineups.com. Hệ thống 4-4-2 vẫn chưa “chết”, với bằng chứng là nó được sử dụng tổng cộng 84 lần và các đội đầu bảng như M.U (thường sẽ xếp cặp tiền đạo van Persie – Chicharito nếu dùng 4-4-2) , hay Tottenham (Defoe – Adebayor) vẫn thi thoảng sử dụng, nhưng chỉ là phương án B, hoặc thậm chí là C.

NHA 2012/13: Những điểm nhấn chiến thuật - 1

Sự lên ngôi của hệ thống 4-2-3-1

10 CLB đứng đầu Premier League lúc này đều sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 cho đội hình xuất phát. Có 2 lý do khiến nó trở nên ‘thịnh hành’ đến vậy: 1) Sự cơ động; 2) Phù hợp với lối chơi áp đặt và kiểm soát bóng.

4-2-3-1 có thể chuyển thành 4-3-3 nếu cần tạo ra một cầu nối cân bằng và liên tục ở trung tuyến, cũng có thể chuyển sang 4-4-1-1 trong thế trận phòng ngự phản công, đặc biệt phổ biển trong các trận chơi sân khách. M.U đã sử dụng hệ thống 4-4-1-1 cho các trận thắng Man City và Chelsea sân khách mùa này. Với một phiên bản tiêu cực hơn, hãy hỏi Stoke và Norwich.

4-2-3-1 thịnh hành một phần cũng nhờ xu hướng kiểm soát bóng lan rộng ở Premier League mùa trước. Man City, Chelsea, Liverpool.v.v và thậm chí là Swansea cũng chơi cầm bóng. M.U từ trước đến giờ không chú trọng lắm đến khía cạnh này, cũng đã chuyền bóng nhiều hơn, để hướng đến một lối chơi chủ động hơn.

 Sự biến mất của các tiền đạo lùi cổ điển

Sự phổ biến của 4-2-3-1 đã mang đến thay đổi này. Trước đây, một cặp tiền đạo cổ điển sẽ là một chân sút dạng “đi săn cơ hội” cao nhất, còn người kia lùi lại một chút, di chuyển rộng và có xu hướng làm bóng nhiều hơn. Nhưng giờ, mọi chuyện đã thay đổi.

Các chân sút cắm cổ điển, kiểu như Inzaghi trước đây hay Chicharito bây giờ, cũng ít được trọng dụng hơn và thường là vào sân từ ghế dự bị, vì bóng đá hiện đại đòi hỏi sự năng động của tất cả các cầu thủ.

Với các tiền đạo mang phẩm chất chơi lùi có tính sáng tạo như Carlos Tevez hay Sergio Aguero, họ sẽ được sử dụng ở vị trí ‘số 10’, trong khi các chân sút có xu hướng chơi biên sẽ trở thành các tiền đạo cánh: Họ chơi không khác gì các tiền vệ cánh cổ điển ở biên, nhưng có khả năng dứt điểm như một trung phong khi di chuyển vào vòng cấm. Đó là Lukas Podolski (Arsenal), Jay Rodriguez (Southampton), hay Daniel Sturridge (Liverpool).

Thiếu các ‘số 9 ảo’

Premier League hiện tại chịu ảnh hưởng chiến thuật từ bóng đá TBN ngày một nhiều hơn, trừ một vị trí: ‘Số 9 ảo’. Luis Suarez của Liverpool có lối chơi gần giống với các chức năng cơ bản của vị trí này nhất: Anh xuất phát ở vị trí cao nhất, nhưng vào trận thì lại ‘biến mất’ khỏi vai trò ban đầu ấy và di chuyển khắp mặt sân. Nhưng cầu thủ người Uruguay chơi theo bản năng, hơn là tuân thủ các nguyên tắc chiến thuật của một ‘số 9 ảo’ đích thực.

NHA 2012/13: Những điểm nhấn chiến thuật - 2

Suarez đóng vài trò như một "số 9 ảo"

Một vài ví dụ “na ná” khác: Shaun Maloney chơi rộng để tạo ra khoảng trống ở khu vực trước cấm địa đối phương cho Wigan, còn Michu, đá cao nhất trên hàng công Swansea, thực tế không chỉ chơi lởn vởn quanh cấm địa, và anh cũng đá sâu hơn so với các trung phong thông thường. Nhưng thực tế cho đến thời điểm này, Premier League vẫn không có một ‘số 9 ảo’ đúng nghĩa.

Cầu thủ “mỏ neo” đóng vai trò điều tiết bóng

Qua rồi cái thời mà tiền vệ chơi sâu nhất là người dữ dằn nhất và chỉ giữ vai trò đánh chặn, như Roy Keane của M.U hay Patrick Vieira của Arsenal trước đây. Bây giờ, người chơi thấp nhất tuyến giữa thực sự là những nhà tổ chức hoặc chí ít là người phân phối bóng của toàn đội. Michael Carrick đảm nhận nhiệm vụ này tại M.U, và ở vị trí này, Mikel Arteta (Arsenal) là cầu thủ có số đường chuyền chính xác nhiều nhất Premier League. Khi lùi thật sâu xuống, Gareth Barry (Man City) cũng chơi tương tự. Một vài ví dụ khác: Darron Gibson (Everton), Leon Britton (Swansea), Ashley Westwood (Aston Villa) và James McCarthy (Wigan) cũng là những tiền vệ điều tiết bóng, không phải mẫu đánh chặn, dù chơi ở vị trí “mỏ neo”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Premier League 2024-25 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN