Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Đội tuyển Thái Lan: Lấy tấn công làm phòng ngự

Đội tuyển Thái Lan khi đối đầu với tất cả đội Đông Nam Á đều chơi tấn công dồn dập và phủ đầu đối phương.

Trong trận làm khách trước tuyển Việt Nam đêm mai, nhiều khả năng thầy trò HLV Kiatisak cũng vẫn trung thành lối chơi tấn công. Nguyên do HLV Kiatisak có hàng tiền vệ gồm nhiều cầu thủ giỏi. Thậm chí các hậu vệ biên ở hàng phòng ngự như Proekrit và Bunmathan cũng thường xuyên tham gia tấn công, đặc biệt là Bunmathan (25 tuổi) còn là người phát động tấn công với nhãn quan chiến thuật tốt.

Bunmathan rất dày dạn kinh nhiệm qua nhiều năm liền cùng CLB Buriram dự AFC Champions League và rất nhiều lần chạm trán với các CLB mạnh của Nhật, Hàn Quốc, Iran… Chính Bunmathan chứ không phải Messi Thái mới là cầu thủ mà HLV Miura cần phải “khoanh vùng”. Trong khi đó Proekrit ẩn mình ở tuyến dưới nhưng lại là mẫu hậu vệ có kỹ thuật tốt luôn có khuynh hướng tấn công và làm dày cho trung tuyến dù ra sân ở vị trí hậu vệ.

Đội tuyển Thái Lan: Lấy tấn công làm phòng ngự - 1

Thái Lan luôn lấy tấn công làm nền tảng khi đối đầu với các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: CTV

Kể từ khi Thái Lan bắt đầu chiến dịch vòng loại World Cup thì vấn đề tồn tại lớn nhất của tuyển Thái là khâu ghi bàn. Ở trận đầu tiên thắng Việt Nam 1-0 hồi tháng 5-2015 Thái Lan tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng khả năng dứt điểm của họ rất kém. Đến trận thắng Đài Loan 2-0, hàng tiền đạo chơi không hay. Còn trận hòa may mắn Iraq 2-2 thì các bàn thắng cũng do những cầu thủ tuyến dưới ghi, đó là hai hậu vệ Bunmathan và Proekrit…

Nhiều lần trả lời báo chí Thái Lan, HLV Kiatisak thừa nhận ông gặp khó trong vấn đề ở hàng công và khâu dứt điểm.

Hai cầu thủ chơi rặt chất tiền đạo là Dangda và Adisak thì chỉ chọn một vì cách chơi của cả hai cầu thủ cao to này tương đồng nhau: Nhanh mạnh, tì đè giỏi.

Đã nhiều lần và ngay cả trong trận giao hữu của tuyển Thái Lan - Hong Kong 1-0 ngày 9-10 thì Kiatisak cũng thử nghiệm “Messi Thái” - Channathip đá tiền đạo lùi phía sau Dangda nhưng không hiệu quả. Sau đó Adisak thay Dangda cũng vẫn không hiệu quả.

Tuy nhiên, may mắn cho HLV Kiatisak là khi tuyến trên tịt ngòi thì ông lại có tuyến dưới hỗ trợ và làm thay một cách hoàn hảo. Cả ba trận vòng loại World Cup với Việt Nam, Đài Loan và Iraq đều cho thấy điều đó.

Sang Việt Nam HLV Kiatisak tuyên bố đánh bại tuyển Việt Nam và điều đó cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì trên sân Mỹ Đình trong những giải chính thức đội tuyển Thái Lan chưa bao giờ thua đội tuyển Việt Nam.

Với một đội bóng lấy tấn công làm phòng ngự thì chắc chắn việc khai thác những sai số của họ khi lo tấn công mà bỏ lỏng khâu phòng ngự sẽ là điều mà thầy trò HLV Miura nhắm đến nhiều hơn là đôi công sòng phẳng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tấn Phước ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN