Toàn cảnh dự án hai cây cầu trị giá 340 tỷ đồng bắc qua hồ Linh Đàm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hai cây cầu vượt bắc qua hồ Linh Đàm nối hai con đường Nguyễn Xiển và Hoàng Liệt có tổng mức đầu tư là 341 tỷ đồng được khởi công xây dựng từ cuối năm 2019. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành và thông xe vào dịp 10/10 sắp tới.

Cuối năm 2019, dự án hai cây cầu vượt bắc qua hồ Linh Đàm (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) có tổng mức đầu tư là 341 tỷ đồng được khởi công xây dựng với mục đích giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Dự kiến, hai cầu vượt khi khánh thành sẽ tạo ra thêm một trục giao thông kết nối từ đường Giải Phóng, Ngọc Hồi, Pháp Vân, cửa ngõ phía Nam thủ đô với tuyến đường Vành đai 3 dưới thấp để vào các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân. Ngoài ra, dự án cũng giảm tải tình trạng ùn tắc trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Giải Phóng, Linh Đàm hiện nay.

Sau hơn 8 tháng khởi công, dự án này đã hoàn thành khoảng 80% tiến độ. Dự kiến ngày 10/10 sắp tới sẽ bắt đầu thông xe.

Toàn cảnh tiến độ dự án nhìn từ trên cao của hai cây cầu 341 tỷ bắc qua hồ Linh Đàm:

Cầu vượt thấp sẽ nối liền đường Nghiêm Xuân Yên (tức Vành đai 3 phía dưới) với đường Hoàng Liệt (KĐT Linh Đàm) ra đường Giải Phóng.

Cầu vượt thấp sẽ nối liền đường Nghiêm Xuân Yên (tức Vành đai 3 phía dưới) với đường Hoàng Liệt (KĐT Linh Đàm) ra đường Giải Phóng.

Hai cầu thấp qua hồ Linh Đàm có tổng chiều dài hơn 500 m, chiều rộng mỗi cầu 13 m, nhánh xuống dài 266 m, rộng 7 m.

Hai cầu thấp qua hồ Linh Đàm có tổng chiều dài hơn 500 m, chiều rộng mỗi cầu 13 m, nhánh xuống dài 266 m, rộng 7 m.

Kết cầu phần trên của hai cầu và đường dẫn lên vành đai 3 sử dụng hệ dầm bê tông cốt thép dư ứng lực. Bản mặt cầu bê tông cốt thép, mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt.

Kết cầu phần trên của hai cầu và đường dẫn lên vành đai 3 sử dụng hệ dầm bê tông cốt thép dư ứng lực. Bản mặt cầu bê tông cốt thép, mặt cầu bằng bê tông nhựa chặt.

Công trình đang ở giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối. Toàn bộ bản mặt cầu đã được lắp nối xong, đường dẫn lên cầu trên cao (Vành đai 3) cũng đang được gấp rút thi công.

Công trình đang ở giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối. Toàn bộ bản mặt cầu đã được lắp nối xong, đường dẫn lên cầu trên cao (Vành đai 3) cũng đang được gấp rút thi công.

Tổng đầu tư hơn 340 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 15 tỷ đồng, chi phí xây dựng khoảng 258 tỷ đồng.

Tổng đầu tư hơn 340 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 15 tỷ đồng, chi phí xây dựng khoảng 258 tỷ đồng.

Dự án được xây dựng tạo nên sự kết nối giao thông thông suốt, giúp các phương tiện không phải di chuyển đường vòng Nguyễn Hữu Thọ hoặc Linh Đường qua Giải Phóng.

Dự án được xây dựng tạo nên sự kết nối giao thông thông suốt, giúp các phương tiện không phải di chuyển đường vòng Nguyễn Hữu Thọ hoặc Linh Đường qua Giải Phóng.

Trước đây, người dân muốn di chuyển ra đường Giải Phóng buộc phải di chuyển qua đường Nguyễn Hữu Thọ. Trong khi đó, nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng được xem là “điểm đen” giao thông mỗi dịp lễ Tết hoặc giờ cao điểm.

Trước đây, người dân muốn di chuyển ra đường Giải Phóng buộc phải di chuyển qua đường Nguyễn Hữu Thọ. Trong khi đó, nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng được xem là “điểm đen” giao thông mỗi dịp lễ Tết hoặc giờ cao điểm.

Cầu vượt qua hồ Linh Đàm không chỉ giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông mà còn là lối dẫn lên đường Vành Đai 3 trên cao di chuyển hướng Pháp Vân – cầu Giẽ hoặc đi cầu Thanh Trì.

Cầu vượt qua hồ Linh Đàm không chỉ giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông mà còn là lối dẫn lên đường Vành Đai 3 trên cao di chuyển hướng Pháp Vân – cầu Giẽ hoặc đi cầu Thanh Trì.

Bên cạnh đó, cầu vượt phía dưới cũng sẽ giúp hàng vạn cư dân sinh sống tại khu đô thị Linh Đàm dễ dàng di chuyển về phía Nam Hà Nội, cũng như tránh ùn tắc nhiều tuyến đường xung quanh.

Bên cạnh đó, cầu vượt phía dưới cũng sẽ giúp hàng vạn cư dân sinh sống tại khu đô thị Linh Đàm dễ dàng di chuyển về phía Nam Hà Nội, cũng như tránh ùn tắc nhiều tuyến đường xung quanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những nữ đại gia bí ẩn ”đứng sau” dự án điện gió hơn 5.200 tỷ ở Bạc Liêu là ai?

Xuyên suốt quá trình phát triển của Công ty Phương Anh- Chủ đầu tư dự án điện gió hơn 5.200 tỷ ở Bạc Liêu đều ghi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN