Rowing VN giành HCV ASIAD: Dầm mưa lạnh gió buốt, vượt khó giành vàng

Thứ Sáu, ngày 24/08/2018 10:22 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Đội tuyển Rowing Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều gian khổ như thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều kiện tập luyện để có thể lập kỳ tích ASIAD.

Sự kiện: Asiad 2023

Những cô gái vàng Việt Nam bật khóc vì hạnh phúc sau khi giành HCV ASIAD 2018

Bộ môn rowing vừa mở hàng "vàng" cho đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 2018 sau 5 ngày tranh tài. Bốn VĐV bao gồm Phạm Thị Thảo, Hồ Thị Lý, Lường Thị Thảo và Tạ Thanh Huyền đã giành chiến thắng ở chung kết nội dung rowing thuyền nhẹ 4 người với thành tích vượt trội.

Rowing VN giành HCV ASIAD: Dầm mưa lạnh gió buốt, vượt khó giành vàng - 1

Bốn VĐV đua thuyền của Việt Nam trong lễ trao huy chương tại ASIAD 2018

Rowing mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây nhưng nhanh chóng trở thành một môn thể thao trọng điểm với nhiều thành tích đáng nể. Đội tuyển rowing Việt Nam vượt qua vòng loại của 3 kỳ Olympic (2004, 2012 và 2016) và từng giành ngôi nhất toàn đoàn giải vô địch châu Á năm 2015.

Tuy nhiên, các VĐV đội tuyển rowing Việt Nam đã phải rất nỗ lực và vượt qua nhiều khó khăn để có được những thành tích đáng nể trên. Đối với bộ môn đua thuyền, hai điều kiện tối quan trọng để đạt được thành tích cao là trang bị và môi trường tập luyện.

Kể từ khi chuyển địa điểm tập từ Hồ Tây (Hà Nội) về Trung tâm huấn luyện ở Hải Phòng, môi trường tập luyện đã tốt hơn rất nhiều. Đây là cũng là một trong những nỗ lực của Tổng cục TDTT trong việc phát triển định hướng cho môn đua thuyền tại Việt Nam.

Đối với trang thiết bị, Tổng cục TDTT đã rất chú trọng đầu tư cho bộ môn Rowing trong 5 năm vừa qua với nhiều loại thuyền mới. Tuy nhiên, do kinh tế còn hạn chế nên rowing Việt Nam chưa thể "chạy đua vũ trang" với các nước tân tiến khác. Theo tiết lộ của HLV trưởng Lê Văn Quang, đội rowing Việt Nam phải thuê thuyền của nước bạn để thi đấu tại ASIAD 2018.

Ngoài ra, đa phần các VĐV của chúng ta vẫn chưa được trang bị những bộ đồ chuyên dụng để tập luyện và thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy, đội tuyển rowing thường xuyên phải dầm mình trong "mưa phùn gió bấc" khi thời tiết chuyển mùa đông xuân. Tuy nhiên, BHL đội tuyển cũng rất hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho VĐV.

Một điểm rất đáng chú ý khác là các VĐV rowing thường xuyên phải hy sinh lợi ích cá nhân để đảm bảo tập luyện thành tích cao. Họ hầu như không có ngày nghỉ tết khi mồng 2 Tết đã trở lại tập luyện như bình thường. Đời sống của các VĐV trước đây cũng chưa được đảm bảo. Cô gái vàng Phạm Thị Thảo từng phải thuê căn nhà chỉ rộng 10m để sống thời điểm tập luyện ở Hồ Tây.

Những gian khổ trong tập luyện cùng với đó là khó khăn về cơ sở vật chất là điều thường thấy ở thể thao Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta càng trân trọng hơn những tấm huy chương của các VĐV Việt Nam tại các giải đấu lớn tầm cỡ châu lục như ASIAD, hay xa hơn là Olympic.

Cô gái vàng rowing VN - HCV ASIAD ”bắn tiếng Anh” với báo Tây gây sốt

Thành viên đội tuyển nữ Rowing Việt Nam giành HCV ASIAD tỏ ra rất xúc động.

Chia sẻ
Theo Ngọc Lâm (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
sự kiện Asiad 2023
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN