Trận đấu nổi bật

mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
1
Holger Rune
2
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
0
Alexander Zverev
2

Khi số 1 Đông Nam Á rụt rè bước ra sân chơi châu Á

Sự kiện: Asiad 2023

Nhiều dấu hỏi đặt ra vì sao số 1 Đông Nam Á rất hào hùng nhưng khi bước vào Đại hội thể thao châu Á, ASIAD 19 - 2023 thì chỉ về đích với vị trí thứ 21 châu Á.

Chưa một Đại hội thể thao châu Á nào mà thể thao Việt Nam lại rụt rè, sa sút như chính lời thú nhận của trưởng đoàn thể thao Việt Nam: “Việc thể thao Việt Nam sa sút tụt hạng so với ASIAD 2018 là điều được dự báo trước”. Sự rụt rè ấy hoàn toàn trái ngược với thành tích qua hai kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á liên tiếp, SEA Games 31 - 2022 và SEA Games 32 - 2023 mà thể thao Việt Nam (TTVN) về đích ở vị trí số 1 toàn đoàn với số huy chương áp đảo so với 10 quốc gia trong khu vực.

Nhiều dấu hỏi đặt ra vì sao số 1 Đông Nam Á rất hào hùng nhưng khi bước vào Đại hội thể thao châu Á, ASIAD 19 - 2023 thì chỉ về đích với vị trí thứ 21 châu Á. Và nếu tính riêng khu vực Đông Nam Á, TTVN xếp tận thứ… sáu, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore!

Khi ASIAD 19 mới đi được hơn nửa đường, truyền thông Indonesia đã có bài phân tích về thất bại của TTVN với tiêu đề: “TTVN số 1 Đông Nam Á ở SEA Games 31, 32 nhưng thất bại ở ASIAD 19”.

Phạm Quang Huy, HCV bắn súng (trái) và bảng xếp hạng ASIAD 19 TTVN đứng thứ 21 châu Á và thứ sáu Đông Nam Á. Ảnh: QUÝ LƯỢNG

Phạm Quang Huy, HCV bắn súng (trái) và bảng xếp hạng ASIAD 19 TTVN đứng thứ 21 châu Á và thứ sáu Đông Nam Á. Ảnh: QUÝ LƯỢNG

Phân tích của truyền thông Indonesia khá sâu khi xoáy vào việc TTVN để bảo vệ thành tích số 1 Đông Nam Á đã say sưa dồn hết vốn cho sân chơi Đông Nam Á ở Campuchia mà quên mặt trận lớn hơn là ASIAD 19 diễn ra sau SEA Games 32 chỉ năm tháng.

Thực chất thì những nhà định hướng và tính toán chiến lược cho TTVN không hề quên, nhất là ASIAD Hàng Châu lẽ ra tổ chức vào mùa hè năm 2022 nhưng rồi phải dời tới, dời lui do dịch COVID-19. Từ đó kinh phí tập huấn đến những trọng điểm, điểm rơi… hầu như tất cả đều dồn hết vào SEA Games 32.

Nói vốn liếng dồn hết cho SEA Games 32 như cái cách báo Indonesia phân tích cũng không sai. Nhưng phần nêu lý do cơ bản là yếu tố con người, là chất lượng VĐV, như Cục trưởng Cục TDTT kiêm Trưởng đoàn TTVN Đặng Hà Việt chia sẻ cũng cần được nhìn nhận một cách thực tế.

Từ khi đứng đầu ngành TTVN là Ủy ban Thể thao sang đến Tổng cục TDTT rồi gần đây chuyển sang Cục TDTT đến nay, ngành TTVN chưa bao giờ thiết lập một chiến lược dài hơi cụ thể kiểu như những năm 1990 Hà Nội từng đưa lứa VĐV năng khiếu ở độ tuổi 5-8 ăn tập dài hơi và bí mật ở nước ngoài tại một trung tâm đào tạo tài năng có hạng của châu Á và thế giới.

Hay một cái nôi taekwondo như TP.HCM từng có quan hệ rất tốt với Hàn Quốc (cha đẻ của môn võ này với hầu hết các quan chức trong bộ máy lớn của môn taekwondo thế giới) và được những cơ chế riêng, đặc thù riêng để nuôi nấng và phát triển VĐV từng bước Đông Nam Á đến ASIAD rồi huy chương Olympic. Nhờ những cơ chế đặc biệt cùng chiến lược và cách dụng người tài, cái nôi teakwondo ấy dưới sự dìu dắt của ông Trương Ngọc Để, bắt đầu với Trần Quang Hạ HCV ở ASIAD 1994, Hồ Nhất Thống ở ASIAD 1998 để rồi hai năm sau là chiếc HCB đầu tiên trong lịch sử Olympic VN của Trần Hiếu Ngân tại Thế vận hội Sydney 2000.

Nói ngành TTVN chưa quyết liệt và chưa đủ mạnh để thuyết phục, trình Chính phủ những đề án phát triển tài năng lớn ở tầm vĩ mô như trước đây cũng đúng nhưng nói chung chung kiểu chất lượng VĐV VN là nguyên nhân sa sút cũng chẳng sai.

Đã đến lúc cần những chiến lược dài hơi và cụ thể cùng chương trình hành động hơn là quanh quẩn với ao làng SEA Games rồi lại rụt rè ở sân chơi châu Á và thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Cần gấp hội nghị Diên Hồng của thể thao

Nửa thế kỷ gắn bó với thể thao Việt Nam, nhà báo Nguyễn Lưu cho rằng kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại Asiad 19 rất đáng thất vọng, không tương xứng với tiềm lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGUYỄN NGUYÊN ([Tên nguồn])
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN