Từ vụ thu hồi một lô sầu riêng tồn dư hóa chất, cách lựa chọn và lưu ý khi ăn sầu riêng tốt cho sức khỏe ít người biết

Sầu riêng là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng thông tin buộc phải tiêu hủy một lô sầu riêng vì có tồn dư hóa chất khiến nhiều người lo ngại. Theo chuyên gia, khi lựa chọn sầu riêng và khi ăn để tốt cho sức khỏe mọi người cần lưu ý dưới đây.

Hóa chất có trong sầu riêng đáng ngại ra sao?

Theo thông tin đăng trên Thanh niên đầu tháng 12/2023, thông tin về một lô sầu riêng của Việt Nam nhập khẩu sang Nhật bị buộc tiêu hủy đã khiến dư luận lo ngại. Nguyên nhân là ở trong sầu riêng được kiểm tra có tồn dư hóa chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, vượt ngưỡng cho phép của Nhật Bản (tiêu chuẩn chỉ 0,01 ppm).

Nhiều người thắc mắc hóa chất này có đáng ngại không khi mà sầu riêng với một lớp vỏ dày bên ngoài, bổ ra ăn múi ở bên trong? Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), procymidone là hóa chất diệt nấm ở trên cây trồng, được cho phép sử dụng trong nông nghiệp.

Người nông dân nhúng sầu riêng vào thuốc chống nấm để tránh việc nấm hình thành trong quá trình phát triển của cây trồng làm hỏng nông sản. Việc phát hiện các hóa chất này có trong sầu riêng xuất sang Nhật Bản là điều bình thường. Các hóa chất nông nghiệp diệt nấm đều độc và ở một liều lượng nhất định ảnh hưởng sức khỏe. Bởi vậy ở mỗi quốc gia sẽ có quy định về hàm lượng tồn dư hóa chất ở nông sản khác nhau. Nhật Bản là thị trường khó tính và quy định chặt chẽ hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia, mặc dù hóa chất chỉ ngâm bên ngoài nhưng vẫn có thể thấm vào bên trong thịt quả qua những khe nứt, ngay cả loại quả vỏ dày như sầu riêng. Trước đó cũng đã từng có nhiều vụ việc phát hiện dùng hóa chất để thúc chín hay bảo quản quả lâu hơn. Các hóa chất dù nằm ở trong danh mục được phép nhưng chỉ an toàn nếu dùng đúng và đảm bảo đủ thời gian.

Nhận diện sầu riêng chín cây với thúc ép chín?

Sầu riêng là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong quả sầu riêng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ, chứa kali, sắt và chất chống oxi hóa cao…

Trong y học cổ truyền, ngoài phần thịt của quả sầu riêng, các bộ phận khác như vỏ, lá, rễ… vẫn được dùng để chữa trị một số bệnh như về ngoài da, sốt cao, vàng da… Giá trị của trái sầu riêng cao nên trên thị trường ngoài việc sầu riêng bị tồn dư hóa chất, xuất hiện tình trạng thúc ép chín.

Một trong những hóa chất được dùng để nhúng sầu riêng là Ethylen làm cho chín múi. Vì thành phần hóa học giúp chuyển hoá gluco, tinh bột hay còn gọi là làm hoá tinh bột. Như vậy giúp cho múi sầu tiêng ngọt hơn. Đồng thời làm các múi bên trong trái sầu riêng chín đồng đều nhờ thuốc hấp thụ qua những lỗ khí trên mao mạch của vỏ sầu riêng.

Sầu riêng chín tự nhiên có mùi rất mạnh, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được mùi đặc trưng

Sầu riêng chín tự nhiên có mùi rất mạnh, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được mùi đặc trưng

Để làm sao nhận biết sầu riêng chín cây với thúc ép chín, chị Nguyễn Thị Thơm – người có kinh nghiệm nhiều năm bán trái sầu riêng chia sẻ:

+ Sầu riêng chín tự nhiên: Đầu tiên, mọi người nhìn vào cuống của trái sầu riêng. Thông thường, những trái sầu riêng chín cây có cuống chắc chắn và khi cạo trên cuống có nhựa. Ngoài ra, gai của chúng cứng, mắt to, các gai trông cũng tươi mới. Mùi của sầu chín tự nhiên rất mạnh, đặc trưng, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được. Hơn nữa, những trái sầu chín tự nhiên, mọi người chỉ cần dùng tay tách nhẹ là đã lộ múi vàng ươm, thịt dẻo mịn.

+ Sầu riêng thúc chín: Sầu riêng chín do hóa chất quả hay bị héo, thối hoặc rụng gai bị bầm dập và màu sạm đi. Mọi người sẽ khó tách rời từng múi, cơm thường sượng. Khi bóc tách múi sầu riêng, nếu nhúng thuốc ép chín thì màu của múi thường tái và nhạt, không được vàng ươm như loại trái chín cây.

Để chọn sầu riêng ngon và đảm bảo, mọi người nên chú ý những đặc điểm của loại sầu riêng chín tự nhiên. Ngoài ra, ở những quán bán sầu riêng chuyên dụng thường có các dụng cụ gõ thử, mọi người có thể mượn để gõ. Nếu nghe tiếng kêu bộp bộp hay bịch bịch thì trái sầu riêng đó sẽ ngon. Còn nếu như gõ vào mà thấy tiếng boong boong, nên chọn trái khác.

Ăn sầu riêng sao cho tốt?

Theo BS Nguyễn Hoài Thu (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), ăn một chén sầu riêng, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 38% lượng vitamin B6; 80% vitamin C; 30% kali, 39% lượng mangan, 18% magiê, 22% folate…. một người cần mỗi ngày.

Mặc dù sầu riêng tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn có liều lượng. Hơn nữa, với một số người lại cần chú ý khi ăn. Chẳng hạn:

+ Người thừa cân béo phì cần hạn chế không nên ăn quá nhiều loại quả này vì chúng có chứa nhiều calo. Một trái sầu riêng nặng khoảng 602g có khoảng 885 calo.

+ Sầu riêng có nhiều đường fructose và glucose, người đái tháo đường không nên ăn nhiều. Khi thừa sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, mờ mắt.

+ Những người thể trạng nóng, táo bón cũng không nên ăn quá nhiều. Bởi sầu riêng có tính nhiệt, ăn quá nhiều dẫn tới nóng trong. Với người cao tuổi còn có nguy cơ tắc ruột, táo bón vì ở trong trái sầu có chất cellulose chứa trong thịt nên mọi người cũng cần chú ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Món ăn lạ nhất chưa từng có, fan sầu riêng không thể bỏ qua

Sầu riêng là loại quả quá quen thuộc với mọi người, nó có thể chế biến ra thành nhiều món tráng miệng khác nhau nhưng bạn đã bao giờ ăn thử mì sầu riêng chưa?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN