Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận”

Sự kiện: Món ăn Trung Quốc

Vị đầu bếp làm món cá này không ngờ rằng, đó là món ăn cứu sống mạng mình và trở thành đặc sản nổi tiếng của một vùng.

Tương truyền, Tần Thủy Hoàng là một vua rất khó tính, ông đặc biệt rất thích ăn cá, bữa ăn nào cũng phải có cá nhưng có những cấm kỵ khiến đầu bếp nào cũng phải run sợ. Nếu nấu canh cá, Tần Thủy Hoàng cho rằng, điều này mang lại điềm gở khiến ông chịu cảnh “nước sôi lửa bỏng”. Nếu làm cá kho lại ngụ ý khiến ông bị “tan xương nát thịt”. Đặc biệt, nếu chẳng may để Hoàng đế phát hiện ra trong cá vẫn còn xương sẽ bị họa sát thân. Một số đầu bếp không may bị xử tử cũng vì vi phạm những điều cấm kỵ này.

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 1

Các đầu bếp lúc đó đều biết cá nước ngọt đều có nhiều xương, khi nấu rất khó tránh việc để sót xương, khiến Tần Thủy Hoàng nổi trận lôi đình. Thế nhưng vào thời điểm đó, những loại cá có kích thước lớn chỉ có thể kiếm được ngoài biển. Trong khi nơi Hoàng đế ở lại cách xa đất liền, ngày xưa cũng không có phương tiện như tủ lạnh để bảo quản nên dù cá biển có được vận chuyển đến, hương vị cũng không còn tươi ngon nữa. Điều này vẫn khiến cho Hoàng đế tức giận.

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 2

Vào một ngày, chiếu chỉ được truyền đến, Tần Thủy Hoàng muốn ăn cá. Lúc này, Ngự Thiện phòng như ngồi trên đống lửa. Tất cả các đầu bếp đều run sợ không dám nấu, không còn cách nào khác đành giao trọng trách này cho một người đầu bếp.

Ông nghĩ rằng, không nấu cũng chết mà nấu xong cũng khó bảo toàn tính mạng. Thế là ông vừa làm cá vừa trút nỗi bực tức trong lòng mình, dùng dao băm chém con cá trên thớt như một cách xả giận. Khi bị băm liên tục như vậy, thịt và xương cá trở nên nhuyễn như cháo. Thấy vậy, ông bắt đầu lọc lấy phần thịt, đem nhồi với bột rồi vo thành từng viên, thả vào nồi nước đang sôi. Nhìn từng viên chả cá trắng như tuyết nổi bồng bềnh trong nồi, ông cảm thấy rất lạ mắt, nêm nếm thêm chút gia vị thì thấy rất ngon.

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 3

Sau đó, người đầu bếp nhanh chóng múc ra bát rồi đưa cho thái giám dọn lên cho Tần Thủy Hoàng. Tất cả mọi người lúc đó đều nín thở chờ phản ứng của Hoàng đế trước món ăn mới lạ này. Khi nếm thử món canh chả cá viên này, Hoàng đế vô cùng sửng sốt trước vị ngon của nó liền lập tức cho truyền đầu bếp lên để hỏi tên món ăn này là gì.

Tình huống bất ngờ xảy ra khiến người đầu bếp chưa kịp nghĩ ra tên gọi món ăn. Hình dạng của món cá này là vo viên thành hình tròn, viên trong tiếng Trung đọc là “wan” nhưng từ "kết thúc" cũng có phát âm tương tự. Sau đó, người đầu bếp liền nghĩ ra từ “yuanzi” mang ý nghĩa viên tròn, ngụ ý đem tới những điều tốt đẹp.

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 4

Tần Thủy Hoàng sau khi nghe cái tên này rất hài lòng, không tiếc lời khen ngợi món ăn vừa ngon vừa có ý nghĩa. Từ đó, món canh cá viên này trở thành một trong những món được Hoàng đế yêu thích nhất. Tần Thủy Hoàng liền ban thưởng và phong tước vị cho người đầu bếp.

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 5

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận” - 6

Sau đó, món cá viên được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trở thành đặc sản nổi tiếng ở huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Toát mồ hôi với đặc sản đùi lợn đen sì, mốc meo quanh năm của người Trung Quốc

Sau khi sơ chế và tẩm ướp đùi lợn hun khói, người ta sẽ treo thịt khoảng 3 năm, thậm chí có thể lên tới hàng trăm năm,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Kknews) ([Tên nguồn])
Món ăn Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN