Măng tây được mệnh danh là "rau hoàng đế" rất bổ dưỡng nhưng lại đại kỵ với một số người

Sự kiện: Sống khỏe

Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người. Nếu không biết mà ăn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Măng tây là loại rau cao cấp được có nguồn gốc từ châu Âu, nhập khẩu về Việt Nam. Chính vì thế nó được mệnh danh là ‘rau hoàng đế’. Loại rau này được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự bổ dưỡng của nó và ăn khá ‘lạ miệng’.

Măng tây khác với các loại măng "ta" ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.

Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 93% thành phần của măng tây là nước. Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K… cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người.

Tuy rất bổ dưỡng nhưng măng tây lại gây tác dụng phụ ở một số người. Vì thế những người sau không nên ăn măng tây:

Những người bị phù nề

Những người đang gặp tình trạng phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, thì bạn không nên động đến các món ăn chế biến từ măng tây bởi loại rau này nhiều nước có thể khiến tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Những người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp

Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang trong giai đoạn sử dụng thuốc hạ huyết áp cần phải cẩn trọng khi ăn măng tây vì loại rau này có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.

Những người bệnh gút

Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong thực tế, chiết xuất măng tây được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ vì nó đóng vai trò ảnh hưởng tới nội tiết tố.

Măng tây được mệnh danh là "rau hoàng đế" rất bổ dưỡng nhưng lại đại kỵ với một số người - 1

Những lưu ý khi ăn măng tây

Việc ăn măng tây sẽ mang tác dụng tốt nếu ăn với liều lượng hợp lý, khoảng 2 – 3 bữa/ tuần. Ngay cả với những người khỏe mạnh, việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sau:

Khô miệng, mất nước: Ăn măng tây có tác dụng lợi tiểu, nhưng ăn với số lượng nhiều thì có thể gây mất nước, cơ thể mệt mỏi, khô miệng.

Gây mùi hôi cơ thể: Trong măng tây chứa 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, có thể gây hôi miệng, hôi nách… ảnh hưởng tâm lý người dùng và mọi người xung quanh.

Giảm cân đột ngột: Khi ăn quá nhiều măng tây, trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm cân nhanh chóng nhờ chức năng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, đây lại là hình thức giảm cân không mong muốn.

- Các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.

Măng tây được mệnh danh là "rau hoàng đế" rất bổ dưỡng nhưng lại đại kỵ với một số người - 2

Cách chọn và bảo quản măng tây

Có ba loại măng tây bao gồm: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Các loại măng tây này có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, tuy nhiên, măng tây trắng được cho là loại ngon nhất.

Nên hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối.

Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc.

Nên chọn cây măng có độ dài trong khoảng 15-20 cm hoặc thấp hơn, không nên chọn cây măng dài hơn vì như vậy thì măng già và chất lượng không đảm bảo.

Chọn cây còn mọng nước, mũm mĩm và chỗ vết cắt không bị nhăn và nhiều xơ, thân măng thẳng và các đầu của búp măng khít chặt vào thân cây.

Giữ măng tây trong một chiếc khăn ẩm hoặc bọc kín bằng nylon thực phẩm rồi bỏ phần gốc măng tây vào chậu nước để bảo quản măng tây tươi lâu.

Khi chế biến, lưu ý rửa sạch các lông tơ trong các nhánh lá non của cây măng, có thể tước hết lớp vỏ bên ngoài của thân măng nếu chúng quá cứng và già.

Nguồn: [Link nguồn]

Trứng cút tốt không ngờ cho sức khỏe nhưng ”đại kỵ” với những người sau

Ít ai biết trứng cút tuy bé nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không kém gì so với trứng gà, trứng vịt. Tuy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN