Hai món rau quen thuộc, ngon cơm lại mang mầm mống ung thư do thói quen này

Hai loại thực phẩm nằm trong danh sách được WHO cảnh báo tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày là món ăn quen thuộc của người Việt.

Cách chế biến 2 loại rau này từ lâu đã được giới chuyên gia cảnh báo có thể gây ung thư rất cao, cần thay đổi thói quen này nhưng đáng tiếc đây đều là những loại thực phẩm được yêu thích.

Trong tất cả các thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn luôn ưu ái xếp rau xanh vào đầu danh sách bởi thực phẩm này không chỉ là nguồn vitamin và muối khoáng dồi dào mà còn giàu chất xơ.

Rau xanh là thực phẩm bổ sung nguồn vitamin và muối khoáng dồi dào và rất giàu chất xơ.

Rau xanh là thực phẩm bổ sung nguồn vitamin và muối khoáng dồi dào và rất giàu chất xơ.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam), chất xơ trong rau xanh có tác dụng trong việc giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột...

Rau xanh tốt như vậy nhưng sự thật là không phải loại rau nào cũng tốt cho cơ thể. Có 2 loại đã được giới chuyên gia cảnh báo có thể gây ung thư rất cao do thói quen chế biến, sử dụng của các gia đình.

1. Rau để qua đêm chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm

Người Việt vẫn thường quan niệm "Cơm không rau như đau không thuốc" vì vậy trong mâm cơm gia đình hay tiệc tùng nhất định không thể thiếu một đĩa rau. Để tiết kiệm, nhiều người giữ lại rau cho bữa ăn ngày hôm sau nhưng thói quen này rất nguy hiểm.

Rau xanh đã chế biến không nên để qua đêm và hâm nóng lại trước khi ăn.

Rau xanh đã chế biến không nên để qua đêm và hâm nóng lại trước khi ăn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các loại rau như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác.

Những loại rau này nếu được để qua đêm sau đó hâm nóng lại có thể trở nên độc hại, giải phóng các đặc tính gây ung thư.

Trong đó, rau bina là loại rau nguy hiểm nhất. Rau bina có chứa lượng sắt cao, do đó, việc đun và hâm nóng rau bina có thể làm oxy hóa chất sắt có trong rau bina.

Quá trình oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm được biết là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư.

Tờ Business Insider của Mỹ cũng báo cáo rằng nitrat trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.

2. Dưa chua: Loại rau được WHO xếp vào "danh sách đen" gây ung thư

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa việc tiêu thụ các thực phẩm ướp muối và nguy cơ ung thư.

Dưa muối được coi là món ăn truyền thống của người Việt.

Dưa muối được coi là món ăn truyền thống của người Việt.

WHO phân tích rằng: Bệnh ung thư dạ dày vẫn luôn là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori tưởng chừng là nguyên nhân chính gây nên loại ung thư này nhưng như vậy vẫn chưa đầy đủ.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống sai lầm mới là căn nguyên của căn bệnh này. Trong đó, WHO nhận ra khi một người càng tiêu thụ nhiều thực phẩm muối bảo quản truyền thống như dưa chua, thịt muối... thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Hầu như người nội trợ đều thành thạo cách muối dưa mà không biết những nguy cơ tiềm ẩn trong đó.

Hầu như người nội trợ đều thành thạo cách muối dưa mà không biết những nguy cơ tiềm ẩn trong đó.

Thậm chí, đã từng có nghiên cứu khẳng định việc sử dụng nhiều các món ăn ướp muối như dưa chua có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

Từ đó, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Như vậy có thể thấy, rau xanh - thực phẩm vốn được coi là lành mạnh bậc nhất cũng có thể biến thành nguy cơ ung thư khi chúng ta tiêu thụ phản khoa học.

Để rau xanh phát huy đúng tác dụng, các gia đình nên đảm bảo nguồn rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm. Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc. Thời gian ăn rau không vượt quá 4 tiếng sau khi nấu.

Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc.

Phương pháp chế biến rau tốt nhất đó là hấp, luộc.

Ngoài rau xanh, WHO cũng khuyến cáo thêm một số món có thể giảm nguy cơ ung thư bao gồm: Các loại thực phẩm giàu folate như cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh, măng tây, dưa lưới, trứng, ngũ cốc...; Các món chứa nhiều canxi như đậu phụ, hạnh nhân, quả sung, bột yến mạch, cá mòi, cải xoăn, bông cải xanh, cam...

Nguồn: [Link nguồn]

6 loại rau rẻ nhưng tế bào ưng thư ”sợ” nhất, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung

Có nhiều thực phẩm rất gần gũi, quen thuộc đã được nghiên cứu, chứng minh về khả năng phòng, chống ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh (Theo WHO, NDTV, Business Insider) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN