Đồ ăn còn nóng cho vào tủ lạnh có hại không?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc bảo quản thực phẩm luôn là một chủ đề quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, câu hỏi về việc có nên để đồ ăn nóng vào tủ lạnh luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Quan niệm truyền thống cho rằng, không nên đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh vì nó có thể gây hại cho chất lượng thực phẩm và làm giảm hiệu suất làm lạnh của tủ. Họ lý giải nếu thực phẩm nóng đặt trực tiếp vào tủ lạnh - một môi trường nhiệt độ thấp hơn hẳn - sẽ khiến các chất dinh dưỡng bên trong thực phẩm bị biến đổi, biến chất.

Quan niệm truyền thống cho rằng, không nên đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh vì nó có thể gây hại cho chất lượng thực phẩm và làm giảm hiệu suất làm lạnh của tủ. Họ lý giải nếu thực phẩm nóng đặt trực tiếp vào tủ lạnh - một môi trường nhiệt độ thấp hơn hẳn - sẽ khiến các chất dinh dưỡng bên trong thực phẩm bị biến đổi, biến chất.

Bên cạnh đó, không khí nóng do thực phẩm mang vào tủ lạnh gặp nhiệt độ thấp sẽ gây ra sự ngưng tụ hơi nước, có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và làm cho tất cả thực phẩm trong tủ lạnh có nguy cơ bị mốc.

Bên cạnh đó, không khí nóng do thực phẩm mang vào tủ lạnh gặp nhiệt độ thấp sẽ gây ra sự ngưng tụ hơi nước, có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và làm cho tất cả thực phẩm trong tủ lạnh có nguy cơ bị mốc.

Tuy nhiên, sự thật là, đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh không chỉ là an toàn mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thời gian chờ đợi thức ăn nguội tự nhiên. Rõ ràng, việc để thực phẩm nóng vào tủ lạnh có thể làm tăng nhiệt độ bên trong tủ và yêu cầu tủ lạnh làm việc nhiều hơn để giảm nhiệt độ xuống mức cần thiết. Nhưng nhờ vào công nghệ tiên tiến, hiện nay, hầu hết tủ lạnh đều được thiết kế để điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ổn định, ngay cả khi phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ từ thực phẩm nóng.

Tuy nhiên, sự thật là, đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh không chỉ là an toàn mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thời gian chờ đợi thức ăn nguội tự nhiên. Rõ ràng, việc để thực phẩm nóng vào tủ lạnh có thể làm tăng nhiệt độ bên trong tủ và yêu cầu tủ lạnh làm việc nhiều hơn để giảm nhiệt độ xuống mức cần thiết. Nhưng nhờ vào công nghệ tiên tiến, hiện nay, hầu hết tủ lạnh đều được thiết kế để điều chỉnh và duy trì nhiệt độ ổn định, ngay cả khi phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ từ thực phẩm nóng.

Vấn đề còn lại là bạn cần biết một số mẹo khi cho thức ăn nóng vào tủ lạnh đúng cách. Những mẹo đó là: Để thực phẩm vừa đun nóng nguội bớt xuống tầm 70-80 độ C trong khoảng 10-15 phút rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản; Cho thực phẩm vào hộp kín có nắp, nếu có thể thì dùng hộp đựng bằng thủy tinh, nếu khối lượng thực phẩm nhiều thì nên chia ra vài hộp nhỏ, sẽ giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.

Vấn đề còn lại là bạn cần biết một số mẹo khi cho thức ăn nóng vào tủ lạnh đúng cách. Những mẹo đó là: Để thực phẩm vừa đun nóng nguội bớt xuống tầm 70-80 độ C trong khoảng 10-15 phút rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản; Cho thực phẩm vào hộp kín có nắp, nếu có thể thì dùng hộp đựng bằng thủy tinh, nếu khối lượng thực phẩm nhiều thì nên chia ra vài hộp nhỏ, sẽ giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.

Đồng thời bạn cần nhớ phải luôn đậy kín thức ăn trước khi bỏ tủ lạnh, tránh để hơi nóng tỏa ra khắp tủ vừa hại tủ vừa gây hỏng thực phẩm khác, lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm khác. Không để quá nhiều thức ăn nóng vào cùng một lúc để tủ lạnh không bị nhanh hư hỏng. Dùng màng bọc thực phẩm giúp thực phẩm không bị lây nhiễm vi khuẩn chéo và đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.

Đồng thời bạn cần nhớ phải luôn đậy kín thức ăn trước khi bỏ tủ lạnh, tránh để hơi nóng tỏa ra khắp tủ vừa hại tủ vừa gây hỏng thực phẩm khác, lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm khác. Không để quá nhiều thức ăn nóng vào cùng một lúc để tủ lạnh không bị nhanh hư hỏng. Dùng màng bọc thực phẩm giúp thực phẩm không bị lây nhiễm vi khuẩn chéo và đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.

Dẫu vậy vẫn có một số điểm hạn chế khi bạn để thức ăn nóng vào tủ lạnh. Chúng có thể khiến bạn phải phát sinh thêm chi phí. Bởi tủ lạnh sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường khi tiến hành làm lạnh nhanh để làm nguội thức ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, hóa đơn tiền điện sẽ tăng lên và tốn thêm một khoản chi phí sinh hoạt.

Dẫu vậy vẫn có một số điểm hạn chế khi bạn để thức ăn nóng vào tủ lạnh. Chúng có thể khiến bạn phải phát sinh thêm chi phí. Bởi tủ lạnh sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường khi tiến hành làm lạnh nhanh để làm nguội thức ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, hóa đơn tiền điện sẽ tăng lên và tốn thêm một khoản chi phí sinh hoạt.

Ngoài ra, bạn phải đánh đổi việc bỏ thực phẩm nóng vào tủ lạnh và việc mất thêm tiền cho việc sửa chữa tủ lạnh. Vì khi hoạt động với công suất mạnh suốt thời gian dài, tủ lạnh sẽ bị xuống cấp và hư hỏng. Đồng thời việc này có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Bởi khi để đồ ăn nóng vào bên trong tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng nhanh hơn. Sau khi đồ ăn nguội, tủ lạnh sẽ khởi động mô-tơ để điều chỉnh nhiệt độ trong tủ trở về như ban đầu mức nhiệt đã cài đặt. Việc khởi động và làm lạnh gấp như vậy có thể làm tủ lạnh bị giảm tuổi thọ nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn phải đánh đổi việc bỏ thực phẩm nóng vào tủ lạnh và việc mất thêm tiền cho việc sửa chữa tủ lạnh. Vì khi hoạt động với công suất mạnh suốt thời gian dài, tủ lạnh sẽ bị xuống cấp và hư hỏng. Đồng thời việc này có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Bởi khi để đồ ăn nóng vào bên trong tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng nhanh hơn. Sau khi đồ ăn nguội, tủ lạnh sẽ khởi động mô-tơ để điều chỉnh nhiệt độ trong tủ trở về như ban đầu mức nhiệt đã cài đặt. Việc khởi động và làm lạnh gấp như vậy có thể làm tủ lạnh bị giảm tuổi thọ nhanh chóng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sử dụng phương pháp truyền thống, để nơi thông thoáng, bao bọc trong khăn giấy ẩm... là một trong những cách dễ dàng để bảo quản rau, quả, củ khi tủ lạnh không đủ chỗ chứa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN