Có nên cúng tất niên sớm để về quê hoặc đi du lịch?

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Nhiều người thắc mắc cúng tất niên thế nào và cúng tất niên sớm để về quê ăn tết thì gia chủ có mất lộc.

Theo TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, bữa cơm tất niên là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc sau khi đã tiễn ông về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Bên cạnh đó, bữa cơm tất niên còn có ý nghĩa nữa là sum họp, để mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết cùng con cháu. Bữa cơm tất niên chính là thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt, để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng năm mới với tràn đầy sự hy vọng về những điều hanh thông.

Có nên cúng tất niên sớm để về quê hoặc đi du lịch? - 1

Mâm cơm cúng tất niên. (Ảnh minh họa)

Chính vì thế, mâm cỗ tất niên được bày biện thịnh soạn hơn so với ngày thường.

Theo đó, những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng tất niên tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò.

Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện phải đầy đặn, trang nghiêm.

Trước câu hỏi, các gia đình có nên cúng tất niên sớm để về quê hoặc đi du lịch, thạc sĩ văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết, các gia đình hoàn toàn có thể cúng tất niên trước.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển lý giải, cúng ngày nào là do tâm của gia chủ.

“Linh tại ngã, bất linh tại ngã tức là có linh thiêng hay không là do chính bản thân mình, chỉ cần thành tâm là được”, chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển nói.

Thạc sĩ văn hóa Nguyễn Đức Hiển giới thiệu bài cúng tất niên trong dân gian hiện nay:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Đổi món ngày Tết với đùi gà chiên xù giòn tan, các bé tranh nhau ăn

Nếu mấy ngày Tết bạn đã ngán nem, măng, mọc, miến thì hãy thử làm món ăn này, đùi gà chiên xù khi chấm cùng tương cà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN