Cải canh tốt cho sức khỏe nhưng những người này không nên ăn

Cải canh là cây rau ăn quen thuộc có nhiều giá trị với sức khỏe. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên dùng loại rau này do những bất lợi nó có thể gây ra.

Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh, cải canh có vị hơi đắng, tính ấm, vào kinh phế. Hạt cải canh (giới tử) có tác dụng chữa các chứng đàm ẩm khí nghịch, loa lịch đàm hạch, đàm thấp kinh lạc.

Cải canh được trồng hầu khắp các vùng trong cả nước, nhiều nhất ở các vùng đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương... Không chỉ là cây rau ăn rất quen thuộc, có giá trị làm thuốc, cải canh còn tạo ra cảnh quan cho vùng du lịch sinh thái.

Theo Y học hiện đại, cải canh là nguồn cung cấp protein, chất xơ và nhiều loại vitamin. Cụ thể, trong 56g cải canh tươi cung cấp 2gr protein, 3gr carbohydrates, 2gr chất xơ, 10% nhu cầu đồng hàng ngày, 9% nhu cầu vitamin A, 6% nhu cầu vitamin B6, 44% nhu cầu vitamin C, 8% nhu cầu vitamin E, 120% nhu cầu vitamin K hàng ngày.

1. Cải canh có lợi ích gì cho sức khỏe?

1.1 Giàu chất chống oxy hóa

Cải canh có nhiều chất chống oxy hóa mạnh và chứa vitamin A, C, E và K... Các chất chống oxy hóa này kết hợp với nhau giúp tiêu diệt các gốc tự do, gây hại cho màng tế bào và có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.

Cải canh chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.

Cải canh chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.

1.2 Cung cấp vitamin K

Một phần ăn một chén rau cải canh nấu chín chứa 691,50% giá trị vitamin K hàng ngày. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương và đông máu, giúp hỗ trợ chức năng não và sự trao đổi chất, chống lại bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu kết luận rằng việc hấp thụ nhiều vitamin K có thể ngăn chặn quá trình mất xương thêm ở những người bị loãng xương.

Ngoài ra, vitamin K còn có thể giúp giảm chứng chuột rút do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bằng cách điều chỉnh các chức năng nội tiết tố. Hơn nữa, nó có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết bầm tím và vết thương.

Vitamin K trong cải canh có tác dụng cầm máu, hỗ trợ trao đổi chất.

Vitamin K trong cải canh có tác dụng cầm máu, hỗ trợ trao đổi chất.

1.3 Tăng cường khả năng miễn dịch

Cải canh (một chén, cắt nhỏ) chứa 35,4 mg vitamin C (39,33% giá trị khuyến nghị hàng ngày), cực kỳ quan trọng đối với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giúp chống lại cảm lạnh.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đầy đủ vitamin C khi bị cảm lạnh và cúm sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề khác, chẳng hạn như viêm phổi và nhiễm trùng phổi.

1.4 Duy trì sức khỏe tim mạch

Cải canh chứa hàm lượng lớn vitamin C, flavonoid và beta-carotene, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.

Cải canh có chứa các hợp chất giúp liên kết axit mật trong hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ giảm mức cholesterol.

1.5 Giúp ngăn sự phát triển của tế bào lạ

Ăn nhiều cải canh có liên quan đến việc hỗ trợ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, dạ dày, mũi và miệng.

Cải canh rất giàu một nhóm các hợp chất thực vật có lợi gọi là glucosinolate, giúp bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy DNA và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

1.6 Tốt cho sức khỏe của mắt, ngăn ngừa mụn trứng cá

Cải canh rất giàu vitamin A, một loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Thiếu vitamin A sẽ làm ngừng sản xuất một số sắc tố cần thiết cho các tế bào thụ cảm ánh sáng trong võng mạc hoạt động, có thể dẫn đến bệnh quáng gà.

Rau cải canh rất giàu lutein và zeaxanthin, những hợp chất giúp bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và lọc ra ánh sáng xanh có hại tiềm ẩn.

Ngoài ra, vitamin A rất cần thiết để duy trì các mô da và màng nhầy. Vitamin A có trong cải canh giúp ngăn ngừa da sản xuất bã nhờn dư thừa gây mụn trứng cá. Đồng thời củng cố các mô phòng vệ của da, do đó tăng cường sức khỏe bề mặt da.

Cải canh chứa vitamin A giúp ngăn ngừa da sản xuất bã nhờn gây mụn trứng cá.

Cải canh chứa vitamin A giúp ngăn ngừa da sản xuất bã nhờn gây mụn trứng cá.

1.7 Tốt cho phụ nữ mang thai

Cải canh cực kỳ có lợi cho phụ nữ mang thai vì nó chứa một lượng đáng kể vitamin K cùng với một số pyridoxine (vitamin B6), có thể ngăn ngừa buồn nôn và nôn liên quan đến thai kỳ.

Ngoài ra, cải canh còn có tác dụng giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, cải thiện sức khỏe tâm thần.

2. Những ai không nên ăn cải canh?

Cải canh là loại rau lá xanh đa năng được coi là tốt cho sức khỏe và an toàn. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra phản ứng bất lợi ở một số trường hợp như:

Những người đang dùng thuốc làm loãng máu: Do cải canh có nhiều vitamin K, một loại vitamin giúp đông máu, chúng có thể cản trở hoạt động của các chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin.

Nguồn: [Link nguồn]

Quả hồng vào vụ, ngon, giòn ngọt nhưng khi ăn cần tránh tất cả những điều này để không lo tác dụng phụ

Trong thành phần của quả hồng có chứa chất tannin - chất chát và chất pectin, là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thu Lương (Theo medicinenet) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN