Cách gói bánh chưng không cần khuôn cực đơn giản

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người Việt Nam. Cùng tìm hiểu cách để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh, dẻo mà không cần dùng khuôn.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng đòi hỏi sự kỳ công trong phần chọn nguyên liệu, cách gói cũng như cách luộc làm sao cho thời gian hợp lý đảm bảo bánh dẻo, giữ được lâu, thơm ngon. Cùng tìm hiểu cách để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh, dẻo mà không cần dùng khuôn.

Nguyên liệu gói bánh chưng:

- Lá dong gói bánh chưng: 4 lá (chọn lá to đều và bánh tẻ)

- Lạt giang dẻo: 6 chiếc lạt.

- Gạo nếp vải: 500gram

- Đậu xanh: 150gram

- Thịt ba chỉ: 150gram

- Gia vị: Muối, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm

Sơ chế nguyên liệu:

Đậu xanh ngâm nước khoảng 2 tiếng, rửa sạch, bỏ hạt xấu, trộn đều với 1 thìa muối, nấu chín.

Đậu chín, lấy muỗng tán thật nhuyễn trộn đều với 1 muỗng cafe tiêu. Dùng tay nắm đậu thành hình tròn.

Gạo nếp ngâm từ 6-8 tiếng, nên ngâm gạo qua đêm để gói sáng hoặc ngâm từ sáng để gói buổi tối cho tiết kiệm thời gian Gạo ngâm xong vo sạch để ráo nước.

Sau đó, trộn khoảng 1 thìa cafe muối ăn tuỳ lượng gạo rồi xóc đều để gạo ngấm muối.

Lá dong rửa sạch và dùng khăn lau khô. Dùng dao cắt phần sống lá.

Thịt ba chỉ rửa sạch và thái thành những lát mỏng khoảng 2,5cm - 3cm. Sau đó, ướp thịt với muối, tiêu, và nước mắm.

Khâu chuẩn bị nguyên liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc.

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Bước 1:

Dùng một chiếc mâm, đặt lạt xuống mâm theo hình chữ thập.

Đặt 2 chiếc lá dong lên mặt nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau (mặt kém xanh đặt phía trong).

Đặt tiếp 2 lá vuông góc với lượt đầu (mặt kém xanh úp xuống phía dưới).

Bước 2:

Cho 1 bát gạo đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm.

Bước 3:

Lấy nửa phần đậu xanh nhấn nhẹ xuống, lấy 2 miếng thịt lợn rải đều vào giữa bánh, úp nửa phần đậu xanh còn lại lên trên miếng thịt.Gạt đều đậu xanh sao cho nhân đậu xanh bao quanh được hết miếng thịt.

Đổ thêm một bát gạo nếp lên nhân để gạo nếp phủ kín nhân.

Bước 4:

Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên trái và bên phải vào cho thật chắc tay, phần thừa gập vào bên trong.Tiếp theo, bóp hai bên mép phần đầu và cuối của bánh, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông.

Bước 5:

Buộc 2 cái lạt song song đầu tiên với nhau để giữ cho bánh chặt và không bị rớt ra. 2 lạt sau, buộc vuông góc với 2 lạt trước.

Khi buộc xong bạn dùng tay ấn 4 góc của bánh để bánh thật chặt và tạo hình vuông.

Bước 6:

Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy để bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi, đổ nước ngập qua phần bánh.

Để lửa to, khi nào nước sôi cho lửa nhỏ lại. Luộc bánh trong vòng 10 -12 giờ.

Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh

Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn.

Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Bước 7:

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra ngâm trong nước đun sôi để nguôi cho hết nhựa.

Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn.

Có thể bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh ở ngăn mát với nhiệt độ thích hợp, tránh trường hợp bánh bị cứng quá.

4 loại bánh chưng ngon miệng, lạ mắt đón Tết Nguyên đán

Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, người dân các vùng miền còn biến tấu ra rất nhiều loại bánh chưng khác có vị ngon lạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thủy ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN