Bất ngờ công dụng của loại củ 'bổ như nhân sâm, rẻ như khoai', đặc sản nổi tiếng lâu đời ở Lào Cai, nhưng tiếc là nhiều người không biết ăn

Củ sâm đất được coi là một loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe cực tốt, nhưng không phải ai cũng biết về giá trị của loại củ này.

Loại củ được nhắc đến ở đây là củ sâm đất. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ, khi vào Việt Nam có tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, được trồng nhiều ở Lào Cai và trở thành món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình. Hiện nay, không ít hộ ở vùng cao Bát Xát, Lào Cai thu hàng chục triệu đồng từ loại củ “bổ như sâm, rẻ như khoai” này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong củ sâm đất có hàm lượng Saponin giống như trong củ sâm Hàn Quốc. Sâm đất có thể gọt ăn sống tráng miệng, hầm xương, xào thịt hoặc ngâm rượu đều rất tốt. Khi đang mệt hoặc đói, ăn sống vài miếng củ này sẽ thấy người tỉnh táo, bớt mệt mỏi.

Trong Đông y, sâm đất  được coi là một loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe. Sâm đất có vị ngọt, hơi đắng, cay, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế tân sinh... giúp thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, sưng trong viêm khớp, long đờm... Lá, rễ, củ của cây sâm đất đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh.

Sâm đất chứa khá nhiều dưỡng chất như carbohydrate, fructan, đường, đạm, chất xơ, chất béo và các vitamin A, C cùng khoáng chất như sắt.

4 công dụng tuyệt vời của củ sâm đất với sức khỏe

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giúp hỗ trợ giảm cân

Củ sâm đất chứa nhiều nước và chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, giúp giảm tiêu thụ thức ăn, tăng nhu động ruột nhờ đó mang lại hiệu quả giảm cân. Sâm đất có lượng calo khá thấp nên được coi là loại thực phẩm giảm cân lành mạnh.

Tốt cho người bị tiểu đường

Sâm đất chứa thành phần fructooligosaccharides có tác dụng hạn chế hấp thu đường đơn trong cơ thể, mang lại hiệu quả chống tăng đường huyết, giảm lượng đường trong gian, tăng cường hoạt động của insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng được củ sâm đất.

Tốt cho tim mạch

Nghiên cứu cho thấy thành phần fructooligosaccharides có thể chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol. Các chất này sẽ góp phần làm giảm lượng natri trong máu, giúp hạ đường huyết, chống oxy hóa. Nhờ đó, hoạt động của tim mạch được duy trì ở trạng thái ổn định.

Làm đẹp da

Sâm đất chứa nhiều vitamin A, C, sắt, pectin, đạm, chất béo... mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó cũng giúp làm đẹp da đối với phụ nữ. Củ sâm đất mọng nước giúp bổ sung nước cho cơ thể, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phục hồi làn da...

Ai không nên ăn củ sâm đất?

Theo ThS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng của Viện Y dược học dân tộc TP HCM, củ sâm đất có nhiều công dụng nhưng không có công dụng chính trong điều trị các bệnh.

Vì vậy, không nên ăn quá nhiều sâm đất cùng một lúc vì dễ bị ngộ độc, đổ mồ hôi nhiều và dễ buồn nôn. Khi thấy những triệu chứng này, bạn phải ngưng sử dụng ngay lập tức.

Với những người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng hoặc tiêu chảy tốt nhất không nên ăn vì củ sâm đất có chức năng nhuận tràng, sẽ phản tác dụng với những đối tượng này vì chúng sẽ khiến tình trạng căng tức bụng hoặc tiêu chảy trở nên tệ hơn.

Những người bị gút, người đang sử dụng thuốc trị bệnh... nên tránh ăn củ sâm đất vì nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh.

Với các mẹ bầu khi ăn củ sâm đất vẫn có những lợi ích nhất định như giải nhiệt cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp và giúp mau lành vết thương. Tuy nhiên, thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu không nên ăn loại thực phẩm này vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp với thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sử dụng sâm đất thế nào an toàn nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người không nên nghe theo lời quảng cáo trên mạng, tích trữ sâm đất 3-4 tháng. Sâm đất mua về dùng càng sớm càng tốt, dinh dưỡng càng nhiều.

Người bị tiểu đường hoặc các bệnh khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sử dụng sâm đất quá nhiều, trong thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, dễ buồn nôn, thậm chí bị ngộ độc.

Có thể gọt vỏ sâm đất và ăn sống để thưởng thức hương vị tươi ngon, tự nhiên của loại củ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem nó xào, nấu canh, làm nộm, gỏi.

Cách chọn củ sâm đất ngon

Nên mua sâm đất chính vụ. Mùa thu hoạch của khoai sâm là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Khi mua, nên chọn những củ có độ lớn vừa phải. Các củ to có thể sẽ không ngọt bằng củ nhỏ. Tránh chọn củ nhỏ dài vì nhiều xơ.

Không mua sâm đất bị rỗ, màu đen xỉn. Ấn tay vào thân củ thấy mềm thì không mua vì đó là dấu hiệu cho thấy bên trong bị thối hỏng.

Nguồn: [Link nguồn]

Được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”, loại củ này vẫn có trong mâm cơm người Việt

Mỗi ngày khi chúng ta bổ sung loại “nhân sâm trắng” này vào khẩu phần ăn, gan và dạ dày sẽ nhận được vô vàn lợi ích vì nó giúp loại bỏ độc tố hiệu quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN