5 sai lầm khi ăn tôm khiến món ăn bổ dưỡng có thể thành "độc dược"

Tôm là hải sản có thể gây dị ứng, dẫn đến mẩn ngứa, đau bụng, ngộ độc... Để tránh những điều không mong muốn thì nên tìm hiểu kỹ những thực phẩm không nên ăn cùng tôm.

Tôm dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn nhưng nếu bạn kết hợp với một số thực phẩm, món ăn này sẽ biến thành "thuốc độc" gây nguy hại sức khỏe cho bạn và gia đình.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm tuyệt đối không ăn cùng với tôm:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không ăn thực phẩm giàu vitamin C sau khi ăn tôm

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót... lại có thể làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.

Không uống trà trước và sau khi ăn tôm

Trong tôm có nhiều canxi. Nên khi uống trà trước và sau khi ăn tôm sẽ gây ra phản ứng với axit tanic trong trà, sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.

Không uống bia và ăn tôm cùng nhau

Uống bia và ăn tôm cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.

Không ăn khi chưa chế biến kỹ

Trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.

Bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong tôm có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ. Nếu không nguy cơ mắc bệnh giun sán là rất cao.

Không ăn vỏ tôm, đặc biệt là tôm chết

Một số người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, vỏ tôm chỉ là chất kittin còn nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Hơn nữa, khi bị chết vỏ động vật có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn tôm cua cá cần biết những phần cực độc này để khỏi ”giết” cơ thể

Cá, tôm, cua, ốc là những thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng, khi ăn cá cần chú ý loại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN