3 món đồ trong nhà bếp tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao nhất, thực sự đáng sợ khi trời nồm!

Sự kiện: Mẹo hay - dễ làm

Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, độc tố aflatoxin do nấm mốc trong các vật dụng gia đình và thực phẩm được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Trời nồm ẩm, không khí xuất hiện nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh có nguy cơ xuất hiện khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn. Đặc biệt, trong không gian khu bếp, từ đồ ăn đến những vật dụng dao, thớt, bát đũa nếu không bảo quản đúng cách thì sẽ sản sinh nấm xanh, nấm có mũ... đây là những loại nấm mốc chứa chất aflatoxin, cực độc với sức khỏe con người.

Thời tiết nồm ẩm, nấm mốc có thể len lỏi khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn. Ảnh minh họa

Thời tiết nồm ẩm, nấm mốc có thể len lỏi khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn. Ảnh minh họa

Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Những thực phẩm bị mốc khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Chính vì thế, cần loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm và vật dụng bị nấm mốc tấn công. Bởi ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

3 vật dụng nhà bếp cần đặc biệt lưu ý khi trời nồm:

Đũa gỗ, thớt gỗ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin.

Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.

Theo các chuyên gia, thớt gỗ hay đũa gỗ cần được thường xuyên phơi nắng để không bị nấm mốc. Tốt nhất nên thay sau 6 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Thức ăn lên men, nấm mốc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời tiết nồm ẩm là nguyên nhân khiến thực phẩm dễ hỏng và phát sinh nấm mốc như gạo, ngô, lạc... hay hoa quả là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đặc biệt, nếu những thực phẩm này không được bảo quản đúng cách.

Do thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin nên kể cả khi bạn có rửa hay đun nóng thì chất độc vẫn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy nếu có tình trạng ẩm mốc tốt nhất nên loại bỏ vì đây là nguồn sinh bệnh ung thư rất cao.

Máy hút mùi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể.

Tuy nhiên, nếu không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, gặp trời nồm đây là nơi nguy hiểm có thể sản sinh ra nấm mốc. Theo thời gian, con người hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho hệ hô hấp, nặng hơn có thể gây ung thư phổi.

Vì vậy, cần vệ sinh máy hút mùi đều đặn và không tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu.

4 lưu ý để hạn chế tối đa ẩm ướt, nấm mốc khi trời nồm

Để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe do ăn phải những thực phẩm nấm mốc, mọi người cần lưu ý trong việc bảo quản:

Trời nồm lau nhà nên dùng khăn khô lau, không bật quạt và không mở cửa khi trời nồm. Ảnh minh họa

Trời nồm lau nhà nên dùng khăn khô lau, không bật quạt và không mở cửa khi trời nồm. Ảnh minh họa

- Đối với bát đũa, dao thớt… thời tiết nồm ẩm dễ bị vi khuẩn nên khi dùng xong cần rửa sạch luôn, treo lên để nhanh khô. Đũa thì trải đều ra cho nhanh khô, không nên dồn đống khiến rửa từ sáng mà đến chiều ăn thấy đũa vẫn còn ẩm, ướt. Trước khi dùng nếu thấy thớt, đũa vẫn còn ẩm thì nên tráng lại bằng nước nóng hoặc hơ qua lửa sấy khô diệt vi khuẩn, nấm mốc.

- Đối với đồ ăn chín, tuyệt đối không để qua đêm ở nhiệt độ thường mà cần bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ nên chế biến lượng vừa phải, sử dụng hết trong vòng 1-2 ngày, vì chỉ một chút hơi ẩm cũng dễ xuất hiện các loại mốc, cần vứt bỏ không để nấm mốc lây lan ra các thực phẩm khác.

- Trong những ngày này khi độ ẩm lên cao, tới 90% trở lên, các chuyên gia khuyến cáo để tránh tình trạng nhà nhơm nhớp nước, mọi người cần chú ý đóng cửa kín để hạn chế hơi ẩm từ ngoài môi trường xộc vào nhà. Tuy nhiên, khi độ ẩm quá cao việc này có thể gây ngột ngạt vì thiếu oxy nên thi thoảng, mọi người vẫn cần hé cửa cho thoáng.

- Lưu ý khi lau nhà tránh dùng khăn ướt mà dùng khăn khô lau, không bật quạt. Nếu có điều kiện thì có thể làm khô không khí trong nhà bằng cách mở điều hòa ở chế độ khô, máy hút ẩm, quạt sưởi nóng...

Nguồn: [Link nguồn]

9 mẹo cực kỳ “đắt giá” lại vô cùng đơn giản trong nhà bếp

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giải quyết những rắc rối trong nhà bếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Mẹo hay - dễ làm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN