2 loại rau không lo "ngậm" thuốc trừ sâu, số 1 vừa ngon vừa bổ nhưng ít ai hay

Có một số loại rau dân dã quen thuộc bổ dưỡng và đặc biệt không lo ''ngậm'' hóa chất, tuy nhiên các gia đình Việt lại rất ít dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Rau xương cá

Rau xương cá khá lạ với nhiều người nhưng nếu ăn thường xuyên cũng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Rau xương cá khá lạ với nhiều người nhưng nếu ăn thường xuyên cũng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Rau xương cá thường mọc dại ở trong vườn nhà hoặc ven sông, ven suối. Rau nấu canh với thịt băm hoặc xào rất ngon. Đây cũng là một loại thảo dược chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bong gân,... 

Loại rau này có tên khoa học là Myosoton aquaticum thuộc họ cẩm chướng hay còn được biết đến với tên gọi là rau hến hay cây phồn lâu.

Cây rau xương cá thường mọc ở rừng hoang nơi có nhiều độ ẩm, phân bố chủ yếu tại các vùng cận nhiệt đới như Châu Á gồm Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng núi cao Thái Lan. Ở nước ta cây phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An, Cao Bằng, Sơn La…

Vốn là loại cây thảo nên chỉ cao từ 20 – 25 cm. Có thân mọc bò, đứng thẳng, mảnh, nhẵn ở phần dưới, bén rễ ở các đốt. Hoa mọc ở ngọn, thân hoặc kẽ lá thành chùm thưa, hoa có màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng.

Cụm hoa xương cá thường mọc ở thân, kẽ lá thành chùm thưa; hoa nhỏ màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng, xẻ sâu thành 2 thùy bẹn; nhị 10, chỉ nhị phình ở gốc, bầu hình cầu. Hoa xương cá có màu trắng, có 2 lá đài, 5 cánh hoa chẻ đôi rất sâu, 5 -10 nhị, 5 vòi nhụy. Quả cây xương cá là dạng quả nang hình cầu, nút thành 10 mảnh, hạt hình trái xoan. Cây ra hoa kết trái vào độ tháng 3 – 5. Sau khi hoa có quả thì cây bắt đầu vàng úa và lụi tàn. Hạt rau xương cá sẽ tồn tại trên mặt đất trong khoảng 6 – 7 tháng.

Tuy là rau dại nhưng đây là loại cây ưa ẩm, chịu bóng râm và có xu hướng hơi ưa sáng, thường mọc thành đám dày ở các đám ruộng, rẫy, ven rừng và cả ven đường đi. Nhìn chung loại rau này khá dễ sống.

Tuy là rau dại nhưng loại rau này giàu dinh dưỡng. Trong thành phần dinh dưỡng của cây rau xương cá đã được phân tích bao gồm: 89,7% nước 3,3% protein 1,4% glucid 3,7% chất xơ 1,9% tro Các chất hóa học khác: Canxi 80mg%, caroten 9,2mg% và Vitamin Cephalexin 48mg%.

Rau xương cá có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây rau xương cá với mục đích chữa bệnh.

Rau dớn

Rau dớn thường mọc tự nhiên nên thường sẽ không có thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ rau dớn trước khi ăn để tránh ký sinh trùng còn bám trên lá rau.

Rau dớn thường mọc tự nhiên nên thường sẽ không có thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ rau dớn trước khi ăn để tránh ký sinh trùng còn bám trên lá rau.

Rau dớn còn được gọi là ráng song quần rau, dớn rừng hay thái quyết, là một loài rau dại có lá trông khá giống với dương xỉ. Loại rau dại này thường mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ sông, suối. Người ta thường hái rau để chế biến thành nhiều món ngon dân dã như rau dớn luộc, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn.

Thời gian gần đây không còn là loài cây mọc dại của vùng quê, hiện nay rau dớn đã trở thành món đặc sản có mặt trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng sang trọng, đạt giá trị kinh tế cực kỳ cao.

Theo Đông y, rau dớn có tính mát và được ứng dụng rộng rãi trong y học. Sử dụng rau dớn sắc làm nước uống rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Lá rau dớn nón có thể dùng để ăn sống, trộn salad hay là nấu chính hoặc món hầm.

Ngoài ra thân, rễ và lá non của rau dớn được sắc hay nấu đường được dùng để chữa ho và ho ra máu. Lá non rau dớn được ăn như một loại rau ăn lá, sống hoặc nấu chín; hoặc là một thành phần trong món salad hoặc món hầm.

Một số người biết công dụng loại rau này thường hái về chế biến món ngon. Không chỉ vậy người dân thường sử dụng lá rau dớn non luộc lấy nước uống giúp nhuận tràng hoặc là sử dụng nước ép lá rau dớn để trị cảm lạnh và ho. Ngoài ra, rau dớn còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nhức, ho, sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, tẩy giun, giảm đau, chống viêm,…

Mẹo hay rửa rau sạch ''đánh bay" thuốc bảo vệ thực vật

- Ngâm giấm: Giấm có khả năng phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu, giúp trái cây và rau củ sạch hơn và an toàn hơn để ăn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ngâm rau trong giấm từ 10 - 15 phút sẽ làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt sản phẩm.

Pha 1 phần giấm vào 3 phần nước rồi ngâm, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch.

- Ngâm baking soda: Baking soda có khả năng phá vỡ các phân tử thuốc trừ sâu và giúp rửa trôi chúng, giúp nông sản sạch và an toàn hơn. Nên pha baking soda theo tỉ lệ 1 muỗng canh cho 1 ly nước 240 ml, rồi ngâm trái cây và rau quả trong 12 - 15 phút, sau đó, rửa kỹ dưới vòi nước chảy.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là loại rau dại hay mọc hoang ở bờ ruộng, ven đường nhưng lại được coi bổ ngang thuốc kéo dài tuổi thọ. Ngày hè nên dùng chế biến các món ngon giúp giải độc, cải thiện đường huyết và thị lực tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN