Từ loại hạt phổ biến ở Việt Nam có thể xin thoải mái, nay có giá bán “đắt như vàng”

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Hạt này được nhiều người coi là “vàng đen” của vùng Tây Bắc vì chúng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Loại hạt được nhắc đến ở đây là dổi rừng. Với mỗi kg, người bán có thể thu về từ 2 – 3 triệu đồng. Thậm chí, loại hạt này được lấy từ cây dổi cổ có thể bán giá cao hơn nữa.

Trong chuyến đi công tác tại Hòa Bình, anh Hưng (TP. Ninh Bình) được người dân bản địa ở đây cho 1 lạng hạt dổi rừng về làm quà. “Họ còn hướng dẫn cách dùng vì sợ mình không biết ăn chúng như nào. Về nhà, mình làm theo và thấy chúng có mùi vị đặc trưng, thơm ngon và khác hẳn gia vị khác”, anh chia sẻ.

Theo anh, hạt dổi sử dụng kết hợp với hạt mắc khén để pha nước chấm, tẩm ướp thịt nướng trong các bữa ăn hàng ngày. Sau lần đó, anh tìm mua về cho gia đình sử dụng và muốn đem biếu người thân, họ hàng nhưng không mua được. Anh nói: “Mình hỏi mấy nơi bán nhưng họ đều báo hết hàng và phải đợi, không biết tới bao giờ mới có”.

Hạt dổi rừng có giá bán lên đến 4 triệu đồng/kg, người có tiền chưa chắc mua được hàng chuẩn

Hạt dổi rừng có giá bán lên đến 4 triệu đồng/kg, người có tiền chưa chắc mua được hàng chuẩn

Liên hệ với người bán, chị Vũ Nhinh, một đầu mối bán hạt dổi rừng ở Nam Định, cho biết hạt dổi rừng khá hiếm. Mỗi lần chị chỉ nhập về được vài lạng nên không đủ bán cho khách. Số lượng này chị chỉ đủ để bán cho người quen chứ không có bán ra ngoài.

Hạt dổi có nhiều loại, người mua cần tìm nơi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Theo chị, hạt dổi sẽ loại nếp và tẻ. Với loại dổi nếp, kích thước hạt bé hơn, tròn đều, hạt có mùi thơm thường được người dân Tây Bắc dùng làm gia vị thay thế cho hạt tiêu và ớt. Còn dổi tẻ, người dân thường sử dụng gỗ của loại cây này trong xây dựng nên hạt ít được sử dụng vì mùi hắc, vị đắng và không thơm, hạt dài và to hơn dổi nếp.

Trong đó, dổi nếp lại có rất nhiều loại khác nhau. Cụ thể, hạt dổi của những cây rồi rừng cổ thụ, tuổi đời trên 30 năm. Khi chín dỏ, hạt rụng xuống gốc, người dân nhặt về phơi khô và đem bán. Loại này rất hiếm, giá có thể lên đến 4 triệu đồng và ít người bán thứ hạt “quý, hiếm” này.

Loại thứ 2 cũng là của cây dổi rừng tuổi đời ít hơn. Những hạt này sẽ do người dân hái về để phơi bán nên sẽ có hạt chín và chưa chín. Ngoài ra, hạt dổi được lấy từ các cây do dân trồng, mùi vị rất hắc, nướng không nở căng và hạt cũng to hơn loại rừng và loại này không nên dùng.

Theo đó, chị Nhinh cũng khuyên người mua nên lựa chọn những địa điểm uy tín để mua.

Hạt dổi rừng có nhiều loại, người mua cần tìm nơi uy tín để tránh mua hàng kém chất lượng.

Hạt dổi rừng có nhiều loại, người mua cần tìm nơi uy tín để tránh mua hàng kém chất lượng.

Cùng quan điểm với chị Nhinh, chị Nga Trần (Hải Dương) cũng cho biết hạt dổi sẽ có nhiều loại khác nhau, người mua cần cẩn trọng. Vì trên thị trường, người bán chỉ nói hạt dổi chứ không hề đưa ra các cách phân biệt từng loại một. Mà họ luôn bán chung mức giá từ 2-3 triệu đồng/kg.

“Chị có người quen ở Hòa Bình nên cũng tìm hiểu và biết đến loại hạt này. Hạt dổi lấy từ cây trong rừng thực sự hiếm, giá cả đắt đỏ. Người mua nên tìm nơi mua hàng tin cậy mới mua được hàng chuẩn”, chị cho hay.

Theo tìm hiểu, hạt dổi trước đây không mang giá trị kinh tế nhiều vì người dân miền núi có thể vào rừng nhặt, đem về và chia cho nhau về nấu ăn. Nhưng đến năm 2014, hạt dổi khô bỗng được bán với giá 1 triệu đồng/kg. Hiện, giá hạt dổi khô lên đến 2-3 triệu đồng/kg.

Thứ ai cũng vứt đi nhưng để chục năm sau lôi ra bán được hàng trăm triệu đồng

Loại vỏ này càng để lâu năm thì giá trị và tác dụng của nó càng tốt với sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN