Nuôi ong "tử thần" kịch độc lấy thịt, thương lái lùng mua tận vườn

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Được coi là một trong những loài ong hung dữ nhất thế giới nhưng nhộng của loài ong này lại được lùng mua với giá cao để làm thực phẩm, bởi chúng rất nhiều dưỡng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Từ trước đến nay, ong vò vẽ được biết đến là loài ong nguy hiểm nhất thế giới, có độc tính rất cao. Người bị ong này đốt có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Vì vậy, người ta còn gọi loại ong này là ong tử thần.

Ong vò vẽ có nọc độc cực mạnh nhưng nhộng ong lại không có độc và là món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Vì vậy, ngày càng nhiều người lùng mua nhộng ong vò vẽ về chế biến thành thức ăn hàng ngày trong gia đình.

Ong vò vẽ được nuôi tại vườn nhà anh Tịnh.

Ong vò vẽ được nuôi tại vườn nhà anh Tịnh.

Nắm bắt được nhu cầu đó, ngày càng nhiều người ở khu vực miền núi vào rừng tìm ong vò vẽ về bán kiếm thêm thu nhập. Cùng với đó, một số người còn tìm và nhân giống ong vò vẽ nuôi tại vườn nhà, lấy nhộng bán, mỗi vụ kiếm được hàng chục triệu đồng.

Anh Hồ Thanh Tịnh, trú tại xóm 1, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, năm nay là năm thứ 2 anh gắn bó với nghề nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà.

Theo quan sát, khu vườn nuôi ong của anh Tịnh được bao quanh cẩn thận. Trong vườn nhà, trên những loại cây ăn quả, cây nào cây nấy lúc lỉu hàng chục tổ ong vò vẽ to tướng treo lủng lẳng. Toàn bộ số ong này đều được anh cắt từ rừng về nuôi.

Những tổ ong to như chiếc nồi cơm điện được treo lủng lẳng trong vườn nhà.

Những tổ ong to như chiếc nồi cơm điện được treo lủng lẳng trong vườn nhà.

“Ong vò vẽ nguy hiểm lắm. Bà con đi nương, đi rừng nhiều khi không biết địa điểm ong làm tổ nên không ít người bị đốt. Tôi đi rừng tìm những tổ ong này từ khi chỉ bé bằng nắm tay rồi nuôi trong vườn. Vừa giúp bà con đi rừng đỡ gặp nguy hiểm, vừa có thể kiếm tiền”, anh Tịnh nói.

Anh Tịnh cho biết, bắt đầu từ tháng 4 âm lịch, anh đã đi lên rừng tìm và cắt tổ. Nếu may mắn thì kiếm được cả chục tổ/ngày, còn bình thường chỉ được vài tổ.

Để cắt được tổ, anh Tịnh phải mặc quần áo bảo hộ rồi cắt tổ ong cho vào bao tải, sau đó lại treo bao tải chứa tổ ong vào chỗ cũ đợi ong kéo quân về rồi buộc tải mang về, treo vào vị trí bất kỳ ở vườn nhà.

“Nuôi ong vò vẽ không cần cho chúng ăn gì cả, tự chúng đi tìm thức ăn và xây tổ. Chúng cũng sẽ không làm hại ai nếu không có ai động vào tổ của chúng”, anh Tịnh cho hay.

Ong vò vẽ tự đi tìm thức ăn và tự lớn trong vườn nhà.

Ong vò vẽ tự đi tìm thức ăn và tự lớn trong vườn nhà.

Từ khi cắt về, chỉ trong vòng 1-2 tháng, tổ ong cứ thế lớn và to bằng chiếc nón là có thể thu hoạch. Đến mùa, thương lái đến tận nhà thu mua với giá khoảng 200.000 đồng/kg cả vỏ, 300-400.000 đồng/kg nguyên nhộng. Vì vậy, mỗi tổ ong, anh Tịnh có thể kiếm được từ 300.000 đồng đến 1,3 triệu đồng tùy to hay nhỏ. 

Với 200 tổ ong vò vẽ nuôi trong vườn nhà, dự kiến anh Tịnh sẽ thu về từ khoảng 60-100 triệu đồng.

Hơn 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy thịt, anh Nguyễn Đăng Cường (SN 1999), trú tại xã Tây Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, năm nào anh nuôi nhiều thì khoảng vài trăm tổ, nuôi ít cũng vài chục tổ.

Anh Cường có hơn 5 năm nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà.

Anh Cường có hơn 5 năm nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà.

Mỗi tổ ong có thể nặng từ 3kg đến 15kg.

Mỗi tổ ong có thể nặng từ 3kg đến 15kg.

Theo anh Cường, trước đây, người dân thường lấy nhộng để làm thức ăn hàng ngày và bán cho một số hộ dân tại địa phương. Tuy nhiên, những năm gần đây, thương lái Trung Quốc bắt đầu tìm mua với giá cao khiến người dân đổ xô đi bắt.

Người đi bắt ong ngày càng nhiều mà ong trên rừng đến mùa thu hoạch ngày một ít đi khiến anh Cường nảy ra sáng kiến tìm bắt những tổ ong còn nhỏ mang về treo nuôi ở vườn nhà.

Nhờ nuôi ong, các loại cây ăn quả trong vườn nhà anh Cường cũng ít sâu bọ hơn.

Nhờ nuôi ong, các loại cây ăn quả trong vườn nhà anh Cường cũng ít sâu bọ hơn.

Để có ong nuôi, anh Cường lặn lội khắp các khu rừng trong và ngoài huyện để tìm ong. Những tổ ong bằng cái chén, cái bát ăn cơm được anh cắt về nuôi, treo ở dưới tán cây bưởi, cây cam hoặc làm “nhà” cho chúng dưới tán keo quanh vườn.

Anh Cường cho hay, ong vò vẽ rất dễ nuôi bởi không cần cho ăn uống gì mà chúng tự đi kiếm mồi. Từ ngày nuôi ong, những vườn cây ăn trái xung quanh nhà anh Cường cũng ít bị sâu bệnh hơn. Chỉ sau 2-3 tháng, tổ ong đã to như chiếc nón lá, nặng từ 2-3kg, cho thu hoạch từ 1-1,5kg nhộng.

Nhộng ong được thu mua tại nhà với giá từ 200-500.000 đồng/kg tùy loại.

Nhộng ong được thu mua tại nhà với giá từ 200-500.000 đồng/kg tùy loại.

Đến mùa thu hoạch, thương lái tìm mua tận nhà, có bao nhiêu cũng hết. Nếu bán cả tổ thì họ mua với giá từ 160-220.000 đồng/kg, nếu tách lấy nhộng bán thì có giá từ 350-500.000 đồng/kg, tùy loại.

Theo các nhà khoa học, nhộng ong rừng chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin và muối khoáng, ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, B1, B2, C, PP và các chất khoáng như canxi, phốt-pho. Vì thế, trong kho tàng y học dân gian, nhộng ong vò vẽ được sử dụng làm thuốc. Dược liệu này có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Nhộng ong vò vẽ sắc với nước uống trong ngày có thể chữa ngực bụng đau, nôn khan.

Nhộng ong có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng với người có cơ địa dị ứng thì không nên ăn.

Nhộng ong có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng với người có cơ địa dị ứng thì không nên ăn.

Lương y, Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, ong vò vẽ có nọc độc cực mạnh, nhưng nhộng ong lại không có độc và là món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Tuy lành tính nhưng vẫn có trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn nhộng ong với biểu hiện mẩn ngứa, đau bụng, nôn mửa do cơ địa không hợp. Vì vậy, nếu chưa ăn nhộng ong bao giờ thì nên ăn thử trước một chút, nếu không thấy có biểu hiện dị ứng thì ăn tiếp.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại cá “đại bổ như nhân sâm” có giá nửa triệu đồng/kg được dân Việt săn lùng

Được ví như nhân sâm nước, loại cá này nhiều đạm, ít béo, giàu canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác có lợi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN