Loài bé như hạt cát giá bán hơn 200 nghìn/kg, chị em đua nhau đặt mua

Sự kiện: Dạo chợ

Con vật này bé và có màu nhìn như cát, chúng được đánh bắt ngoài tự nhiên, chỉ có 1 mùa trong năm.

Nghe tên con ruốc, nhiều người lầm tưởng là con ruốc sống ở biển (thuộc họ bạch tuộc) nhưng đây là con ruốc sống ở sông. Con ruốc sông có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, nhìn nhỏ tí như hạt cát và là loài động vật giáp xác sống ở vùng nước ngọt hay nước lợ. Chúng có màu nâu sậm và mùi tanh của tôm, cá.

Thời sinh viên, chị Bình – trú tại Thường Tín (Hà Nội) ở cùng với một bạn quê ở Đông Triều (Quảng Ninh) và có dịp được thưởng thức món ruốc xốt cà chua. Sau lần ăn đó, chị như nghiện món ăn này nên năm nào cũng mua một ít ruốc khô về trữ để ăn dần.

“Ruốc ăn khá lạ miệng, đặc biệt món xốt cà chua thì ngon lắm. Tôi thích cái vị béo, mùi thơm của ruốc ăn với cơm nóng trong những ngày mùa đông rét buốt”, chị nói.

Món ruốc khô cũng có hương vị rất riêng vì sử dụng các gia vị rất đơn giản như riềng, gừng, muối. Khi ăn, người dùng sẽ thấy vị béo của ruốc, mùi thơm từ các gia vị, rất hợp ăn vào mùa đông.

Con ruốc sống khi thu hoạch về, nhìn không khác gì cát. Ảnh: Song Hà.

Con ruốc sống khi thu hoạch về, nhìn không khác gì cát. Ảnh: Song Hà.

Người thu về sẽ phải nhặt đất, cát và bẩn ra, đãi sạch ruốc bằng khăn xô mỏng. Ảnh: Song Hà.

Người thu về sẽ phải nhặt đất, cát và bẩn ra, đãi sạch ruốc bằng khăn xô mỏng. Ảnh: Song Hà.

Bà Hồng (Đông Triều – Quảng Ninh) cho biết con ruốc này chỉ có vào mùa rét. Cũng như con rươi, nó chỉ nổi lên khi có con nước. Người dân sẽ sử dụng đáy hoặc dụng cụ lưới mắt thật nhỏ để đi bắt vì con ruốc có kích thước rất nhỏ.

Với kinh nghiệm nhiều năm bắt ruốc, bà cho biết vợ chồng bà nhìn thời tiết và biết con nước sắp lên sẽ mang dụng cụ đi bắt. Vào đúng mùa, có ngày vợ chồng bà có thể bắt được cả tạ ruốc, còn những ngày bình thường chỉ khoảng 50-60kg, có những hôm ít chỉ thu hoạch được 20-30kg. Ruốc cứ thu hoạch về đến nhà, thương lái đều thu mua hết.

Ruốc khô được nhiều chị em lựa chọn vì để được lâu, giá bán khoảng hơn 200.000 đồng/kg. Ảnh: Song Hà.

Ruốc khô được nhiều chị em lựa chọn vì để được lâu, giá bán khoảng hơn 200.000 đồng/kg. Ảnh: Song Hà.

Con ruốc có 3 màu: màu đỏ, màu hồng và màu nhợt. Trong đó, ruốc có màu đỏ ngon nhất. Tuỳ từng thời tiết, con ruốc thu về màu khác nhau mà con người không thể tác động được.

Khi bắt ruốc về, bà mang về nhặt đất, cát, sỏi, đá hay rác lẫn vào rồi rửa sạch mới bán cho khách hàng. Giá bán cũng không cố định, đầu vụ và cuối vụ thường giá cao hơn chính vụ. Thời điểm này ruốc cuối mùa nên số lượng ít hơn và giá bán cũng cao hơn chính vụ.

Theo chị Song Hà – một người bán con ruốc sông ở Quảng Ninh, con ruốc là loài sinh vật nhỏ bé như hạt cát nên muốn bắt hay rửa sạch thường phải dùng loại khăn có mắt nhỏ để chúng không bị lọt rồi cho vào thau nước sạch khuấy đều để loại bỏ bẩn. Khi thấy ruốc mịn như cát và nước trong thì dừng lại, để ruốc ráo nước.

Ruốc khô trộn với cơm ăn rất ngon và tiện. Ảnh: Song Hà.

Ruốc khô trộn với cơm ăn rất ngon và tiện. Ảnh: Song Hà.

Ngoài ra, ruốc còn làm món ruốc sốt cà chua khiến nhiều người mê mẩn. Ảnh: Song Hà.

Ngoài ra, ruốc còn làm món ruốc sốt cà chua khiến nhiều người mê mẩn. Ảnh: Song Hà.

Hiện, chị bán ruốc sống giá là 45.000 đồng/kg, còn ruốc rang khô là 240.000 đồng/kg. Sở dĩ ruốc khô bán giá cao là vì phải gần 4kg ruốc tươi rang tầm 3h mới đc 1kg ruốc khô. Loại khô có thể để ngăn mát tủ lạnh bảo quản và sử dụng được 3-4 tháng.

“Làm ruốc khô phải thủ công hoàn toàn, tôi phải sử dụng chảo chống dính, lửa thật nhỏ và đảo đều tay liên tục. Vì ruốc có kích thước rất nhỏ, nếu đảo không đều hay chỉ cần chúng dính một chút ở chảo nó sẽ cháy và mẻ ruốc sẽ mất ngon”, chị chia sẻ.

Chị cho biết con ruốc sông được nhiều chị em ưa chuộng vì vị của nó rất lạ. Mọi người thường mua ruốc khô về bảo quản ăn dần nên chị chỉ bán khi có thời gian làm được.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại rau đặc sản miền núi xuống phố, dân buôn ngày bán cả tạ

Loại rau này lần nào xuất hiện trên thị trường cũng được các bà nội trợ tin dùng, rủ nhau đặt mua vài cân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN