Lấy loại cây mọc dại đem bán, dân thu cả triệu đồng một ngày

Sự kiện: Dạo chợ

Loại cây mọc dại ngoài thiên nhiên rất nhiều, một số người đi lấy về bán, cũng có người trồng để bán, có ngày thu cả triệu đồng.

Rêu là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi mà không phải là thực vật có mạch. Loại cây này có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu có hoa và sinh sản ra hạt.

Những cây rêu này mọc ở các vùng ẩm ướt, mọc rất nhiều tại các vách đá hay khu vực tường, vườn ẩm ướt. Anh Đinh Hiệp (Huế) cũng đi khai thác rêu ở trong rừng về bán. “Tôi khai thác ngoài tự nhiên sau đó đem một vài mảng về tự nuôi trồng tại nhà. Rêu thì cũng có nhiều loại, có loại rất dễ lên và phát triển nhanh, có loại cả năm mới phát triển một chút. Cũng vì thế, giá rêu cũng chênh lệch tùy thuộc vào độ hiếm của từng loại”, anh chia sẻ.

Rêu có 2 loại: tươi và sấy lạnh, giá bán cũng chênh nhau khá nhiều.

Rêu có 2 loại: tươi và sấy lạnh, giá bán cũng chênh nhau khá nhiều.

Nhưng hiện tại, anh chỉ bán rêu Cushion, giá bán là 50.000 đồng/kg. Đây là loại rêu thảm tươi, người mua có thể đem về trồng để trang trí ở các chậu cảnh. Còn một loại rêu Cushion – rêu bảo tồn, đã quả xử lý sấy lạnh thì giá bán gấp 5-6 lần. Loại này được anh chia thành từng hộp, tùy kích thước mà giá bán dao động từ 80.000 – 350.000 đồng/hộp.

Sở dĩ rêu bảo tồn có giá đắt hơn vì anh cho biết khâu xử lý cũng mất nhiều thời gian nên giá cao hơn rêu tươi. Anh thường sử dụng phương pháp sấy lạnh để rêu giữ màu được tốt hơn, còn loại sấy nóng anh không làm vì nó sẽ làm rêu mất màu nhanh hơn và rêu cũng khô hơn.

Rêu bảo tồn thường được mọi người hay dùng làm tranh, tiểu cảnh khô với Terrarium. Các sản phẩm này vẫn còn mới, lạ ở nước ta nên số lượng rêu bảo tồn bán ra chưa nhiều.

Theo anh, khách hàng của anh cũng khá nhiều, có những thời điểm “cháy” hàng vì có khách hàng muốn đặt để làm công trình. Còn thông thường, anh vẫn đủ hàng để bán cho khách. Trung bình mỗi ngày, anh cũng thu về từ 500.000 – 1 triệu đồng từ bán rêu.

Anh Đinh Hiệp đang nuôi rêu trên lưới ẩm.

Anh Đinh Hiệp đang nuôi rêu trên lưới ẩm.

“Tôi nhận thấy số lượng rêu tự nhiên ở nước ta không còn nhiều nên tôi luôn mong muốn mọi người khai thác ít lại và nuôi, trồng nhiều hơn để có số lượng bán ra, cung cấp cho thị trường”, anh chia sẻ.

Hiện tại, anh cũng đang nuôi rêu Cushion để bán cho khách. “Rêu nuôi dễ lắm, chỉ cần giữ ẩm thường xuyên là nó phát triển xanh tốt. Tôi cũng lưu ý là cần sử dụng nước tưới đúng độ pH mà nó cần là được. Tôi đang trồng nhiều rêu trên lưới giữ ẩm nhưng loại rêu này dạng tròn thì phát triển khá chậm, mất 1 năm nó mới lớn được”, anh nói thêm.

Chị Chanh (Hòa Bình) cũng bán rêu tươi, cho biết chị thường gom đơn khách hàng đặt mới đi kiếm về bán. “Khách thì mua cũng tùy thời điểm, có ngày thì bán được cả chục cân rêu nhưng cũng có ngày chỉ bán được vài cân”, chị nói.

Có những khách muốn đặt mua theo hộp, chị cũng đóng hộp bán giá từ vài chục nghìn đồng/hộp. Theo chị, rêu tươi này chị khai thác về là bán luôn cho khách, chị thường đi lấy đủ về bán, không lấy dư. Chị được biết khách hàng đều mua về để trang trí trên chậu cảnh cho đẹp hơn.

Chị cũng chia sẻ khách muốn đặt số lượng lớn cần phải báo trước để chị có thời gian và sắp xếp người đi lấy rêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Làm “cây mai bonsai” chỉ mất 4 ngày, người phụ nữ thu về 18 triệu đồng

“Cây mai bonsai” này được tạo ra chỉ mất 4 ngày 3 đêm làm việc, khi vừa làm xong khách hàng cũng đến mua ngay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN