Giám đốc công ty du lịch buôn hoa quả, nhân viên đi giao hàng sống qua mùa dịch

Bị tác động mạnh vì dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp du lịch không có khách hàng, không có doanh thu. Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và tạo thu nhập cho nhân viên trong công ty, một số doanh nghiệp đã tìm phương án kinh doanh mới.

Từ ra Tết, Công ty Du lịch Ngọc Linh Travel của chị Nguyễn Thùy Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) đã tiến hành hủy toàn bộ tour đi Trung Quốc để bảo an toàn sức khỏe cho du khách và tránh dịch bệnh lây lan. Từ tháng 3 và tháng 4, toàn bộ tour quốc tế và trong nước đều bị hủy bỏ, không nhận tour cho tháng 5, tháng 6 do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân hạn chế việc đi lại theo khuyến cáo về y tế nhằm phòng tránh dịch bệnh.

Theo chị Linh, nếu như trong tháng 2, mỗi nhân viên được 9-10 ngày công thì tháng 3 và tháng 4 không có ngày công nào. Công ty không có việc làm, nhân viên rơi vào tình trạng thất nghiệp, nhiều người không biết sẽ làm gì trong thời gian tiếp theo nên tôi đã nghĩ đến phương án tạm đổi nghề.

Lấy công làm lãi, thành viên trong công ty đều tích cực đăng bán hoa quả trên chợ online.

Lấy công làm lãi, thành viên trong công ty đều tích cực đăng bán hoa quả trên chợ online.

“Vì thích ăn hoa quả nên việc đầu tiên tôi nghĩ đến là buôn hoa quả từ miền Tây ra Hà Nội. Tôi nghĩ đơn giản là, thử bán, nếu có ế thì còn chia nhau ăn được. Hơn nữa, hiện tại người dân hạn chế đi lại, các nhu yếu phẩm có thể mua một lần ăn cả tháng, nhưng hoa quả thì phải mua hàng tuần nên tôi bắt tay làm luôn”, chị Linh cho biết.

Mới đầu chưa quen, chị Linh chỉ nhập 1-2 tạ bán thử. Toàn bộ nhân viên được huy động đăng bài trên mạng xã hội, trên các chợ online. Để có khách, mỗi cân hoa quả chị chỉ tích lãi vài nghìn, có đơn hàng mới thì nhân viên lại chia nhau đi ship lấy công làm lãi.

“Sau một tuần mọi thứ ổn định, vì hoa quả tươi ngon và giá rẻ nên tôi bắt đầu có khách mua buôn, đều là các mẹ bỉm sữa mua về bán online ngay trong chung cư và quanh khu mình sống kiếm lời. Gần đây tôi còn đổ buôn hoa quả cho một số tỉnh giáp Hà Nội, mỗi ngày vài tạ, thu nhập cũng ổn”, chị Linh nói.

 Để thu hút khách, chị Linh còn bán theo combo cả hoa quả và hoa tươi.

 Để thu hút khách, chị Linh còn bán theo combo cả hoa quả và hoa tươi.

Hoa quả được chị Linh bán chủ yếu là xoài, dâu tây, cam, nho, roi đỏ An Phước... đều là những loại quả giàu vitamin nhập từ miền Tây và vận chuyển ra Hà Nội bằng xe khách. Hàng ngày, nhân viên công ty vừa đăng bài bán hàng, gom đơn vừa chia đơn và đi giao hàng. Để đa dạng nguồn hàng, dần dần chị còn tìm các mối buôn để bán thêm một số hoa quả miền Bắc như mận, ổi, hoa tươi ngày rằm và một số đồ ăn vặt.

 “Mỗi ngày các bạn nhân viên của công ty đi giao hàng cũng kiếm thêm được 200-300.000 đồng, có việc làm mới nên ai cũng vui, không ủ rũ như mấy ngày đầu thất nghiệp nữa. Ai cũng động viên nhau cùng cố gắng để vượt qua giai đoạn khó khăn này, sau khi tình hình dịch bệnh chấm dứt thì tiếp tục gắn bó với nghề, với công ty. Vì thế tôi cũng cảm thấy việc làm này rất thú vị, vừa có hoa quả ngon để thưởng thức hàng ngày, vừa có thể có việc để làm, tạo thu nhập cho bản thân và toàn bộ nhân viên trong công ty”, chị Linh chia sẻ.

 Từ hướng hướng dẫn viên đến nhân viên bán vé máy bay, kế toán… đều bắt tay vào bán hoa quả và giao hàng để kiếm thêm thu nhập khi không có việc làm.

 Từ hướng hướng dẫn viên đến nhân viên bán vé máy bay, kế toán… đều bắt tay vào bán hoa quả và giao hàng để kiếm thêm thu nhập khi không có việc làm.

Theo chị Linh, nghĩ theo hướng tích cực, dịch bệnh cũng đã khiến toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty hiểu nhau hơn, gắn bó, đoàn kết và nỗ lực hơn trong cuộc sống. “Với riêng tôi, trong khó khăn mới nhận ra được nhiều điều, đó là đã làm kinh doanh thì chấp nhận đương đầu với khó khăn và nếu còn có sức khỏe, bàn tay, khối óc và những cộng sự hết mình vì doanh nghiệp thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua” chị Linh khẳng định.

Sau khi khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) đã đưa ra kết quả, 74% doanh nghiệp nói sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng, chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.

Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì do Covid-19 là du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ... Rất nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch, giáo dục không thể ứng phó kịp khi đồng loạt không có khách hàng, hay các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có học sinh đến trường.  

Nguồn: [Link nguồn]

Nửa tỷ người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo khó vì đại dịch Covid-19

Sự lây lan của virus corona có thể đẩy khoảng nửa tỷ người vào tình trạng nghèo đói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN